Đất đai, nhà cửa là những tài sản có giá trị lớn và những tranh chấp liên quan đến nhà, đất thường diễn ra khá phức tạp ở nhiều hình thức khác nhau.
Công ty luật Nhân Hòa với đội ngũ luật sư sư uy tín, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm với chuyên môn cao trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai, chúng tôi không chỉ cung cấp các kiến thức pháp lý thuần túy mà cùng với kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi luôn luôn nỗ lực tối đa đưa ra các giải pháp lý toàn diện để đảm bảo tối đa quyền lợi quý khách.
Phương thức tư vấn Giải quyết tranh chấp Đất đai tại Công ty Luật Nhân Hòa
+ Tư vấn trực tiếp và thực hiện dịch vụ pháp lý tại văn phòng (thường áp dụng trong trường hợp người yêu cầu tư vấn bố trí được thời gian đến văn phòng với vụ việc có yêu cầu phức tạp hoặc cần trao đổi trực tiếp với luật sư nhằm tháo gỡ khó khăn pháp lý và tìm phương án giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất theo quy định pháp luật.
+ Tư vấn qua điện thoại thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến bằng cách gọi vào số hotline: 0915.27.05.27 để gặp luật sư tư vấn qua điện thoại (áp dụng trong trường hợp người yêu cầu tư vấn không có điều kiện đến văn phòng nhưng có vướng mắc, hoặc yêu cầu cần giải quyết sớm).
+ Tư vấn qua Email bằng hình thức liên hệ đến email: luatsunhanhoa@gmail.com
1. Thủ tục hòa giải giải quyết tranh chấp đất đai:
Để được cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc, các đương sự phải thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã.
Trường hợp hòa giải không thành, một trong các đương sự có quyền gửi hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp tới cơ quan có thẩm quyền. Nếu gửi tới Tòa án thì thủ tục được thực hiện theo luật tố tụng dân sự. Nếu gửi tới UBND thì thủ tục được thực hiện theo thủ tục khiếu nại hành chính và tố tụng hành chính.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
Những sửa đổi, bổ sung của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tìm hiểu các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản thi hành, chúng ta có thể rút ra một số sửa đổi, bổ sung chủ yêu sau đây:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013; theo đó, đối với trường hợp tranh chấp này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
(i) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh;
(ii) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:
(i) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
(ii) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Thứ tư, bổ sung quy định thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh, bao gồm: (i) Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại UBND cấp có thẩm quyền; (ii) Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết; (iii) Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp; báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành; Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Thứ năm, bổ sung quy định thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể: (i) Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; (ii) Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết. Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương; hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai; (iii) Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai gồm: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; biên bản làm việc với các bên tranh chấp, với các tổ chức, cá nhân có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp, hồ sơ, tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương; báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành; (iv) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Thứ sáu, sửa đổi, bổ sung quy định căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành. Theo đó, căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp này bao gồm: Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra; thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương; sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước; quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính, UBND cấp tỉnh quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành.
3. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai:
Thành phần hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp bao gồm:
Trường hợp giải quyết tại Tòa án:
- Đơn khởi kiện;
- Biên bản hòa giải;
- Chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện;
- Văn bản xác minh nơi cư trú của bị đơn.
Trường hợp giải quyết tại UBND:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
- Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai;
- Tài liệu khác.
Dịch vụ luật sư tham gia đại diện giải quyết tranh chấp đất đai của Công ty luật Nhân Hòa
Luật sư công ty luật Nhân Hòa có thể tham gia đại diện giải quyết tất cả các tranh chấp liên quan đến đất đai khi quý khách hàng có nhu cầu, các vụ án tranh chấp đất đai mà luật sư có thể tham gia đại diện giải quyết cho khách hàng:
- Luật sư tham gia đại diện cho quý khách hàng trong các trường hợp giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở, căn hộ chung cư, các tài sản khác gắn liền với đất;
- Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai các vụ việc có liên quan đến hợp đồng tặng, cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Luật sư tham gia giải quyết các tranh chấp thừa kế liên quan đến đất đai, nhà ở, căn hộ chung cư, biệt thự;
- Luật sư tham gia giải quyết các tranh chấp về lối đi chung, tranh chấp với các bất động sản liền kề liên quan đến việc xây dựng, lắp và dẫn các đường dây điện, đường cấp thoát nước giữa các bất động sản liền kề với nhau;
- Luật sư tham gia giải quyết các tranh chấp đất đai trong các trường hợp tranh chấp về đất đai sử dụng ổn định, lâu dài nay đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng lại có tranh chấp với các chủ thể khác;
- Luật sư đại diện giải quyết các tranh chấp đất đai khi nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất, hợp thửa hoặc tách thửa đất theo quy định của pháp luật đất đai;
- Luật sư đại diện tham gia giải quyết, thương lượng, đàm phán các tranh chấp đất đai thông qua các giao dịch về đất đai giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với hộ gia đình/cặp vợ chồng, giữa cá nhân với chủ đầu tư, giữa các chủ đầu tư với nhau;
- Luật sư tham gia đại diện giải quyết các vướng mắc pháp lý, các tranh chấp có liên quan đến việc cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại, đặt cọc liên quan đến đất đai, căn hộ chung cư, nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai;
- Luật sư tham gia đại diện giải quyết các tranh chấp đất đai khác theo yêu cầu của khách hàng.
Quy trình dịch vụ luật sư tham gia đại diện giải quyết tranh chấp đất đai
Trên thực tế, tùy từng vụ án tranh chấp đất đai khác nhau sẽ có những cách thức, phương thức xử lý khác nhau, chưa kể đến việc yêu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai ở các giai đoạn khác nhau thì sẽ tương ứng với những công việc luật sư thực hiện. Công ty luật Nhân Hòa cung cấp đến quý khách hàng quy trình dịch vụ luật sư tham gia đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Tiếp nhận hồ sơ, thông tin, yêu cầu của khách hàng
Trong giai đoạn này, luật sư và khách hàng sẽ có những buổi gặp gỡ, tiếp xúc để trao đổi, cung cấp các thông tin liên quan đến tranh chấp đất đai cần giải quyết. Về phía khách hàng sẽ cần cung cấp chính xác tất cả các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến tranh chấp mà khách hàng đang có cho luật sư. Luật sư dựa trên các quy định của pháp luật, sự hiểu biết của luật sư để tiến hành việc hướng dẫn, tư vấn khách hàng cách thức thu thập một số tài liệu, hồ sơ và giấy tờ có liên quan đến vụ án để có cơ sở giải quyết các tranh chấp đất đai có lợi cho khách hàng.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu hồ sơ, đàm phán, thỏa thuận ký hợp đồng dịch vụ pháp lý
Luật sư và khách hàng sẽ tiến hành thương lượng và thỏa thuận các nội dung công việc, các quyền và nghĩa vụ của các bên, mức phí dịch vụ mời luật sư tham gia đại diện giải quyết các tranh chấp đất đai để ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý. Đây là cơ sở để luật sư tiến hành các công việc tiếp theo.
Giai đoạn 3: Luật sư thực hiện các công việc cần thiết để giải quyết tranh chấp đất đai
Luật sư nghiên cứu hồ sơ, thu thập các thông tin, tình tiết của sự việc, đánh giá các tình tiết từ đó đưa ra được các phương án, phương thức xử lý kịp thời, dự liệu được những rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng của mình. Trao đổi với khách hàng về việc chọn lựa phương án xử lý tốt nhất cho quý khách hàng để đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho quý khách hàng. Trong đó có phương thức tiếp tục thỏa thuận, đàm phán với bên còn lại trong tranh chấp đất đai hoặc buộc phải nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định.
Giai đoạn 4: Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại Tòa án, trong trường hợp vụ án được khởi kiện và giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Nhân Hòa để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Để có thể tư vấn cụ thể hơn. Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Chúng tôi hi vọng quý khách hàng sẽ có lựa chọn phù hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình.
Trân trọng./.