CÁCH LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG VẮNG MẶT KHI CHỒNG HOẶC VỢ KHÔNG CHỊU LÊN TÒA

Khi đời sống hôn nhân không hạnh phúc nhưng một bên kiên quyết không chịu ly hôn và không hợp tác khi một bên tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương tại Tòa án sẽ gây một số khó khăn và cản trở cho bên muốn ly hôn.

Đội ngũ luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm của công ty Luật Nhân Hòa sẽ giúp quý khách hàng giải quyết ly hôn đơn phương khi vắng mặt một bên một cách nhanh chóng, hiệu quả, khách hàng không phải đi lại nhiều lần, bị gây khó khăn trong các thủ tục dẫn đến không ly hôn được.

1.     Ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn hoặc bị đơn:

Trong một vụ án ly hôn có thể xảy ra hai trường hợp: sự vắng mặt của nguyên đơn và sự vằng mặt của bị đơn, sự vắng mặt của 1 trong hai bên đương sự sẽ dẫn đến các hậu quả pháp lý khác nhau:
1.1.  Sự vắng mặt của nguyên đơn tại phiên tòa
Khoản 1 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a. Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật…”

Cần lưu ý, ly hôn là vụ án không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng nên bạn phải trực tiếp tham gia. Nếu bạn đang là nguyên đơn và vì một lý do nào đó mà bạn không thể có mặt tại phiên tòa xét xử đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần 2 thì phải có đơn xin xét xử vắng mặt. Tòa án chỉ xem xét hoãn phiên tòa nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Nếu vắng mặt mà không có đơn xin xét xử vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện. Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện.
Như vậy nếu nguyên đơn vắng mặt lần thứa hai thì vụ án sẽ bị đình chỉ giải quyết.
Lưu ý: Trong trường không thể có mặt tại phiên Tòa thì Nguyên đơn có quyền làm đơn đề nghị Tòa cho xét xử vắng mặt.
1.2.  Sự vắng mặt của bị đơn tại phiên tòa
Đối với bị đơn, nếu vắng mặt tại phiên tòa lần thứ 1 thì Tòa án phải hoãn phiên tòa. Tòa án triệu tập hợp lệ tham gia phiên tòa lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ. Trừ trường hợp vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.
Nếu trong cùng một vụ án mà bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt lần 2 và không có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tóa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố và tiến hành xét xử vụ án để giải quyết yêu cầu của nguyên đơn. 
Vấn đề này được quy định tại điểm b, c Khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
2. Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
3. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
…….
1. Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
2. Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật”

Như vậy trong trường hợp bị đơn vắng mặt lần thứ 2 thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn, thủ tục ly hôn vắng mặt sẽ vẫn tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
Lưu ý: Trong trường hợp bị đơn cố tình vắng mặt thì nguyên đơn có quyền đề nghị Tòa xem xét giải quyết vắng mặt bị đơn sau khi đã niêm yết tại nơi cư trú theo quy định pháp luật tố tụng dân sự.
Trong trường hợp, nếu Bị đơn cố tình che dấu nơi cư trú thì cần đề nghị Tòa xem xét xác định là trường hợp cố tình che dấu nới cư trú nhằm trốn tránh trách nhiệm, hoặc có thể thông báo cho Bị đơn thông qua phương tiện thông tin đại chúng(bá0, đài) theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự.
2. Các trường hợp ly hôn vắng mặt
2.1. Ly hôn với người nước ngoài không có mặt tại Việt Nam
Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp tại Khoản 3 Điều 35 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
“Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.”
Như vậy, những vụ việc ly hôn với người nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố giải quyết.
Trường hợp người nước ngoài đang cư trú và làm việc ở Việt Nam tại thời điểm Tòa án nhận thụ lý vụ việc thì Tòa có thẩm quyền giải quyết là cấp quận/Huyện.
3.2. Ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú
Tại Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006 quy định: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”.
Theo Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Như vậy, nơi cư trú là nơi chồng hoặc vợ thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của chồng, vợ thì bạn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi chồng, vợ bạn đang sinh sống và có xác nhận của Công an của công an xã/phường/ thị trấn.
Tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 quy định:
“Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung”.
Cũng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự, nếu nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng để giải quyết.
Như vậy, khi vợ, hoặc chồng vắng mặt tại nơi cư trú, việc ly hôn vẫn được giải quyết theo thủ tục chung.
3. Thủ tục ly hôn với người cố tình vắng mặt khi được Tòa án triệu tập hợp lệ.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, trước khi đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải tiến hành hòa giải giữa các đương sự. Nếu Tòa án đã triệu tập hợp lệ để tham gia hòa giải đến lần thứ 2 mà chồng/ vợ vẫn cố tình vắng mặt thì được xác định thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải được (căn cứ khoản 1 Điều 207 BLTTDS). Tòa án tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải và quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.
Việc vắng mặt của chồng/ vợ là nguyên đơn hay bị đơn trong vụ án tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự đã được trình bày cụ thể ở phần 1 nêu trên.
Như vậy, trong trường hợp vợ hoặc chồng vắng mặt và không tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn tiến hành các trình tự, thủ tục giải quyết vụ án đơn phương ly hôn mà không phụ thuộc vào việc có hay không có sự có mặt của bị đơn.
5. Ly hôn vắng mặt mất bao nhiêu thời gian
Về nguyên tắc, thủ tục ly hôn với người cố tình vắng mặt dù đã được Tòa án triệu tập hợp lệ giống với thủ tục tố tụng chung theo quy định của pháp luật, cụ thể:
Kể từ ngày nhận được đơn kiện. trong vòng 5 ngày tòa án phải tiến hành thụ lý vụ án
Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý, đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng. Hết thời hạn này, Tòa án phải ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ giải quyết vụ án; Đưa vụ án ra xét xử …tùy từng vụ án cụ thể.
Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử tòa án phải mở phiên tòa hoặc kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trong thời hạn 5 ngày làm việc, tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự.
Sau 15 ngày kể từ ngày kể từ ngày xét xử trường hợp không có kháng cáo, kháng nghị, bản án sẽ có hiệu lực thi hành.
Theo Khoản 1, Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“ Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này. Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.”
Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá một tháng nên sau khi đã có quyết định hoãn phiên tòa thì trong vòng 1 tháng sau Tòa phải triệu tập lần thứ hai để đưa vụ án ra xét xử.
Như vậy, tùy từng vụ việc cụ thể mà có thời gian khác nhau nhưng những vụ án ly hôn vắng mặt thường có thời gian kéo dài hơn do nhiều nguyên nhân và trở ngại khách quan, chẳng hạn như: nguyên đơn phải mất khá nhiều thời gian để xin được xác nhận nơi cư trú/ nơi làm việc của bị đơn; bị đơn cố tình giấu địa chỉ; nguyên đơn phải chứng minh được việc đã thực hiện các biện pháp cần thiết để thu thập và xác định nơi ở hiện tại của nguyên đơn nhưng không có kết quả, để từ đó có căn cứ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn,…..
5. Vai trò của luật sư đối với trường hợp ly hôn đơn phương vắng mặt vợ hoặc chồng:
Từ những chia sẻ trên, bạn có thể thấy rằng, những trường hợp ly hôn vắng mặt không hề đơn giản. Phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tài liệu, chứng cứ…trong quá trình ly hôn. Nếu không phải là người có hiểu biết mọi quy trình pháp luật cũng như có kinh nghiệm thì khó mà giải quyết mọi chuyện nhanh chóng.
Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên mời luật sư tham gia giải quyết vụ việc ly hôn nói chung, đặc biệt là ly hôn khi một bên vắng mặt. Những lợi ích mà bạn nhận được khi có sự trợ giúp của luật sư ly hôn là:
- Giải quyết trong thời gian nhanh và hiệu quả nhất có thể.
- Không còn mệt mỏi khi phải đi lại quá nhiều lần để làm việc với cơ quan Tòa án, cơ quan Công an và các cơ quan có thẩm quyền khác.
- Đảm bảo bí mật riêng tư
- Thu thập và cung cấp chứng cứ, tài liệu một cách đầy đủ và chính xác nhất để đảm bảo tối đa quyền lợi cho bạn.
- Đảm bảo cho bạn về quyền tài sản và quyền nuôi con theo quy định pháp luật.
II. Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt vợ hoặc chồng
Thủ tục ly hôn vắng mặt sẽ kéo dài hơn trường hợp ly hôn thông thường, các bước tiến hành thủ tục ly hôn vắng mặt được thực hiện theo quy định tố tụng, có thể khái quát lên các bước như sau:
1. Thụ lý vụ án.
Sau khi nộp hồ sơ khởi kiện hợp lệ và hoàn thành nghĩa vụ án phí, lệ phí theo quy định tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án.
2. Hòa giải và chuẩn bị xét xử.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tòa án sẽ gửi thông báo về việc tiến hành hòa giải cho nguyên đơn và bị đơn. Tuy nhiên, nếu bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì coi như vụ án ly hôn của không tiến hành hoà giải được (theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự).
3. Đưa vụ án ra xét xử.
Khi vụ án được đưa ra xét xử, bị đơn có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp bị đơn không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập thì xử lý theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi 2011).

Trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, Công ty Luật NHân Hòa là cong ty luật có nhiều năm kinh nghiệm. Trải qua nhiều năm giải quyết các vụ việc ly hôn, các trường hợp ly hôn vắng mặt, đội ngũ luật sư tư vấn ly hôn và chuyên viên của chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm quý giá. Những kinh nghiệm và sự thấu hiểu những vấn đề tế nhị khi ly hôn chính là yếu tố giúp công ty luật Nhân Hòa là lựa chọn hàng đầu khi bạn muốn giải quyết các vấn đề về ly hôn.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải với hiệu quả cao nhất và mức chi phí hợp lý nhất.
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!

 

 


Dịch vụ luật sư khác

THỦ TỤC THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MỚI NHẤT

THỦ TỤC THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MỚI NHẤT

Khai nhận di sản thừa kế liên quan đến bất động sản và tiến hành sang tên quyền sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thừa kế là một trong những thủ tục thường gặp và ...

Xem thêm

DỊCH VỤ TẶNG CHO, MUA BÁN NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI

DỊCH VỤ TẶNG CHO, MUA BÁN NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI

Trong quá trình làm việc và tư vấn cho nhiều khách hàng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chúng tôi thường được nghe về nhiều trường hợp người Việt Nam ra nước ngoài định cư và tạo ...

Xem thêm

LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hợp đồng thuê nhà là gì? đặc điểm của hợp đồng thuê nhà, nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà. ...

Xem thêm

LY HÔN VỚI NGƯỜI SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI KHÔNG CẦN VỀ VIỆT NAM

LY HÔN VỚI NGƯỜI SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI KHÔNG CẦN VỀ VIỆT NAM

Luật sư sẽ chia sẻ toàn bộ kiến thức pháp lý cũng như kinh nghiệm thực tiễn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài khi người đang ...

Xem thêm

LUẬT SƯ TƯ VẤN, SOẠN THẢO HỒ SƠ KHỞI KIỆN CHO KHÁCH HÀNG THEO GÓI “CẦM TAY CHỈ VIỆC”

LUẬT SƯ TƯ VẤN, SOẠN THẢO HỒ SƠ KHỞI KIỆN CHO KHÁCH HÀNG THEO GÓI “CẦM TAY CHỈ VIỆC”

Với mục đích trợ giúp khách hàng trong việc chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ khởi kiện, Công ty luật Nhân Hòa cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn, soạn thảo hồ sơ khởi kiện theo gói “cầm ...

Xem thêm

LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TRỰC TUYẾN QUA TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI

LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TRỰC TUYẾN QUA TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI

Trong điều kiện xã hôi phát triển như ngày nay, bên cạnh cuộc sống Hôn nhân Gia đình hạnh phúc luôn tồn tại nhiều nguy cơ có thể gây nên sự mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân của các ...

Xem thêm

LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TPHCM

LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TPHCM

Giải quyết tranh chấp về dân sự có yếu tố nước ngoài khi có vấn đề pháp lý phát sinh và muốn đảm bảo tối đa quyền lợi của mình không hề đơn giản. Để có phương án tối ưu ...

Xem thêm

DỊCH VỤ LUẬT SƯ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

DỊCH VỤ LUẬT SƯ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Thủ tục hành chính hiện nay là một trong những vấn đề phức tạp và khó khăn, nhất là trong bối cảnh pháp luật Việt Nam hiện nay. Hiểu được vấn đề này Dịch vụ luật sư bảo vệ ...

Xem thêm

LUẬT SƯ TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP RANH GIỚI ĐẤT TẠI TP.HCM

LUẬT SƯ TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP RANH GIỚI ĐẤT TẠI TP.HCM

Hiện nay, một trong những tranh chấp liên quan đến đất đai phổ biến nhất là tranh chấp ranh giới thửa đất liền kề. Vậy, pháp luật hiện hành quy định về ranh giới đất đai như thế nào, những ...

Xem thêm

LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ TRỰC TUYẾN QUA ĐIỆN THOẠI

LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ TRỰC TUYẾN QUA ĐIỆN THOẠI

Xuyên suốt từng giai đoạn phát triển của xã hội, quan hệ thừa kế vẫn luôn là một trong những quan hệ pháp luật diễn ra phổ biến và được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên, không phải cá nhân ...

Xem thêm