CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC GHI NỢ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT

  1. 1.      Cơ sở pháp lí

-          Luật Đất đai.

-          Nghị định số 45/2014/NĐ-CP.

-          Nghị định 79/2019/NĐ-CP.

  1. 2.      Giải quyết vấn đề

-          Trước đây, những đối tượng được ghi nợ quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 6 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, cụ thể những trường hợp được ghi nợ được quy định:

“Điều 16. Ghi nợ tiền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất; được cấp Giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư mà có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp trên Giấy chứng nhận sau khi có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ giao đất tái định cư hoặc có đơn xin ghi nợ khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất.

 Người sử dụng đất được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm, sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ.

 Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thanh toán nợ trước hạn thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ là 2%/năm của thời hạn trả nợ trước hạn và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn”.

                          

 

                                  Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai 0915270527

 Tuy nhiên, hiện nay quy định này đã được sửa đổi bởi Nghị định 79/2019/NĐ-CP, cụ thể:

 “1. Hộ gia đình, cá nhân (gồm: người có công với cách mạng; hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Việc xác định người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật về người có công. Việc xác định hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Mức tiền sử dụng đất ghi nợ đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được xác định bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất phải nộp khi hộ gia đình, cá nhân được giao đất tái định cư trừ (-) giá trị được bồi thường về đất, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này (sau đây gọi là hộ gia đình, cá nhân) được trả nợ dần trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn 05 năm này. Trường hợp sau 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà hộ gia đình, cá nhân chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ và tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế từ thời điểm hết thời hạn 05 năm được ghi nợ tới thời điểm trả nợ.”

- Như vậy, theo quy định trên rút ra được một số điểm chú ý như sau:

+ Đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất gồm:

  • Người có công với cách mạng;
  • Hộ nghèo;
  • Hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số;
  • Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Việc xác định người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật về người có công. Việc xác định hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền

   +  Trường hợp được ghi nợ tiền sử dụng đất:

  • Được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.        

Tóm lại, khi đáp ứng cả hai điều kiện nêu trên thì gia đình bạn hoàn toàn được quyền ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định của luật.    

Ngoài quy định các đối tượng được quyền ghi nợ quyền sử dụng đất thì Nghị định 79/2019/NĐ-CP cũng có quy định về trình tự thủ tục về việc ghi nợ quyền sử dụng đất, cụ thể:

 “4. Trình tự, thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân nộp Đơn đề nghị ghi nợ tiền sử dụng đất và giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất cùng với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật (trong đó bao gồm: Quyết định giao đất tái định cư và Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường (sau đây gọi là Văn phòng).

b) Văn phòng rà soát, kiểm tra hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân và lập Phiếu chuyển thông tin gửi đến cơ quan thuế và các cơ quan liên quan theo quy định, trong đó tại Phiếu chuyển thông tin phải có nội dung về số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận; đồng thời trả Giấy hẹn cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.

c) Căn cứ Phiếu chuyển thông tin do Văn phòng chuyển đến, cơ quan thuế xác định và ban hành Thông báo theo quy định để gửi đến hộ gia đình, cá nhân, Văn phòng và cơ quan liên quan (nếu cần) trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày ban hành Thông báo. Tại Thông báo phải bao gồm các nội dung:

- Tổng số tiền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân phải nộp.

- Số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (là số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận).

- Số tiền sử dụng đất được ghi nợ bằng (=) Tổng số tiền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân phải nộp trừ (-) Số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (là số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận).

- Thời hạn hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền; gồm:

+ Thời hạn nộp số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (theo thời hạn quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ).

+ Thời hạn nộp số tiền sử dụng đất được ghi nợ (trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

d) Căn cứ Thông báo của cơ quan thuế, hộ gia đình, cá nhân nộp số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (là số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận) tại cơ quan kho bạc nhà nước hoặc đơn vị được cơ quan kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu (sau đây gọi là kho bạc) trong thời hạn quy định và nộp chứng từ do kho bạc cung cấp tại Văn phòng để được cấp Giấy chứng nhận.

đ) Kho bạc có trách nhiệm thu tiền sử dụng đất theo Thông báo của cơ quan thuế và cung cấp chứng từ cho hộ gia đình, cá nhân; đồng thời chuyển thông tin về số tiền thu được của hộ gia đình, cá nhân đến các cơ quan liên quan theo quy định.

e) Căn cứ chứng từ mà hộ gia đình, cá nhân nộp, Văn phòng trả Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định; trong đó tại Giấy chứng nhận có nội dung về số tiền sử dụng đất ghi nợ và thời hạn thanh toán (trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).”

-  Theo quy định trên, trình tự, thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất theo như sau:

Bước 1. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường

Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị ghi nợ tiền sử dụng đất;

- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất;

- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận: Quyết định giao đất tái định cư, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 2. Văn phòng đăng ký đất đai giải quyết hồ sơ

- Rà soát, kiểm tra hồ sơ;

- Lập Phiếu chuyển thông tin gửi đến cơ quan thuế và các cơ quan liên quan (Phiếu chuyển có nội dung về số tiền bồi thường, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận);

- Trả Giấy hẹn cho hộ gia đình, cá nhân.

Bước 3. Cơ quan thuế ra thông báo

Ban hành thông báo theo quy định gửi đến hộ gia đình, cá nhân, Văn phòng đăng ký đất đai và cơ quan liên quan (nếu cần) trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo.

Thông báo gồm các nội dung:

- Tổng số tiền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân phải nộp;

- Số tiền sử dụng đất không được ghi nợ (số tiền bồi thường, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận);

- Số tiền sử dụng đất được ghi nợ = Tổng số tiền sử dụng đất phải nộp - Số tiền sử dụng đất không được ghi nợ.

Bước 4. Hộ gia đình, cá nhân nộp tiền sử dụng đất không được ghi nợ

Nộp tại cơ quan Kho bạc Nhà nước hoặc đơn vị được cơ quan Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu trong thời hạn quy định và nộp chứng từ do Kho bạc cung cấp tại Văn phòng đăng ký đất đai để được cấp Giấy chứng nhận.

Bước 5. Hộ gia đình, cá nhân nhận Giấy chứng nhận

Căn cứ chứng từ mà hộ gia đình, cá nhân nộp, Văn phòng đăng ký đất đai trả Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân.

Giấy chứng nhận sẽ có nội dung về số tiền sử dụng đất ghi nợ và thời hạn thanh toán (trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).

Trên đây là chia sẻ của luật sư về các trường hợp được ghi nợ quyền sử dụng đất và trình tự, thủ tục thực hiện. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp lý về nhà đất, giải quyết tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA

Địa chỉ: Số 2 đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TpHCM

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!


Bài viết xem thêm