NHÀ ĐỒNG SỞ HỮU THÌ MỘT NGƯỜI CÓ THỂ ỦY QUYỀN KHÔNG?

Hiện nay, hình thức nhà đồng sở hữu không còn xa lạ đối với người dân. Tuy nhiên do tính chất pháp lý phức tạp của hình thức sở hữu này nên đa số người dân vẫn chưa hiểu hết quy định pháp luật xoay quanh vấn đề này, đặc biệt là việc ủy quyền một phần nhà đồng sở hữu của mình cho người khác. Luật Nhân Hòa sẽ giải đáp vấn đề này thông qua bài viết sau đây.

1. Quy định chung về nhà đồng sở hữu

Theo Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Theo khoản 1 Điều 207 Bộ luật Dân sự 2015, sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Như vậy, những chủ thể trong sở hữu chung có quyền được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nếu tài sản đó là tài sản chung của họ.

Như vậy, nhà đồng sở hữu được hiểu là nhiều chủ thể cùng có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt căn nhà đó.

2.  Quyền đối với nhà ở đồng sở hữu

Hình thức sở hữu trong trường hợp nhà đồng sở hữu bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tùy vào loại hình sở hữu chung mà quyền và nghĩa vụ của các đồng sở hữu được xác định như sau:

(a)  Trường hợp sở hữu chung theo phần:

+ Một đồng sở hữu có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với căn nhà. Quyền và nghĩa vụ này tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Phần quyền và nghĩa vụ giữa các đồng sở hữu có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau;

+ Mỗi chủ sở hữu chung có thể bán phần quyền của mình cho người thứ ba, có nghĩa là có thể thay đổi chủ thể trong sở hữu chung; nhưng chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua trong trường hợp này;

(b)  Trường hợp sở hữu chung hợp nhất:

+ Những trường hợp sở hữu chung hợp nhất phổ biến là sở hữu chung của vợ chồng, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu chung của nhà chung cư. Phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

+ Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Ủy quyền phần sở hữu của mình cho người khác đối với nhà đồng sở hữu được không?

Ủy quyền phần của mình cho người khác đối với phần nhà đồng sở hữu là việc người có quyền sử dụng, định đoạt và chiếm hữu phần nhà đất của mình trao quyền cho một người khác trong phạm vi ủy quyền. Theo quy định pháp luật, một người có thể ủy quyền một phần trong nhà đồng sở hữu của mình cho người khác trong những trường hợp sau:

+ Đối với sở hữu chung theo phần: Do phần quyền và nghĩa vụ giữa những đồng sở hữu được xác định riêng nên những đồng sở hữu theo phần đó có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ tương ứng phần quyền sở hữu của mình. Vì vậy, các đồng sở hữu có thể thực hiện ủy quyền cho người khác, miễn là nội dung ủy quyền trong phạm vi phần sở hữu của mình đối với căn nhà;

+ Đối với sở hữu chung hợp nhất: Do phần quyền và nghĩa vụ giữa những đồng sở hữu không được xác định nên không thể ủy quyền một phần trong nhà đồng sở hữu cho người khác (Muốn ủy quyền một phần, cần xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của phần được ủy quyền). Tuy nhiên, các đồng sở hữu vẫn có thể thực hiện việc ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người đại diện chung để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất (Theo Điều 167 Luật Đất đai 2013).

Bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi về Nhà đồng sở hữu có thể được ủy quyền một phần của mình cho người khác hay không. Nếu Quý bạn đọc có câu hỏi liên quan đến nội dung bài viết hoặc có nhu cầu được Luật sư tư vấn về những vấn đề liên quan đến sở hữu chung, nhà đồng sở hữu hay ủy quyền một phần,… vui lòng liên hệ tổng đài 0915.27.05.27 để được Luật sư Luật Nhân Hòa hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, p. Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 

 

 

 


Bài viết xem thêm