VIỆT KIỀU GẶP PHẢI RỦI RO GÌ KHI NHỜ NGƯỜI KHÁC ĐỨNG TÊN TRÊN SỔ ĐỎ?

Trên thực tế, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều người đã nhờ người khác đứng tên trên sổ đỏ, phổ biến trong số đó là trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài (hay còn gọi là Việt Kiều) nhờ người thân, bạn bè mua và đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy, Việt kiều có thể gặp phải rủi ro gì khi nhờ người khác đứng tên trên Sổ Đỏ? Luật Nhân Hòa sẽ giải đáp vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

  1. 1.     Hành vi nhờ người khác đứng tên trên Sổ Đỏ dưới góc độ pháp lý

Xét theo góc độ pháp lý, việc nhờ người khác đứng tên trên Sổ Đỏ sẽ không được pháp luật thừa nhận. Nhà nước chỉ công nhận quyền sử dụng đất đối với người có tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ Đỏ) chứ không quan tâm ai là chủ sử dụng đất trên thực tế. Cụ thể pháp luật quy định như sau:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất” (Khoản 16 Điều 43 Luật Đất đai 2013).

Như vậy, do Nhà nước không công nhận việc ai mới là chủ sử dụng đất trên thực tế mà chỉ căn cứ vào thông tin được biểu hiện trong Sổ Đỏ, dẫn đến quyền lợi của chủ sở hữu thật sự không được bảo vệ, nên việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi nhờ người khác đứng trên hộ trên Sổ Đỏ có thể gặp nhiều rủi ro.

                 

                              Liên hệ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai Hotline: 0915.27.05.27

  1. 2.     Những rủi ro khi nhờ người khác đứng tên trên Sổ Đỏ

Từ các quy định về quyền của người đứng tên trên sổ đó, chúng ta có thể thấy có những rủi ro có thể xảy ra như:

+ Người được nhờ đứng tên trên Sổ Đỏ nếu có ý định chiếm đoạt sẽ không chịu sang tên lại, trả lại tài sản, phủ nhận giao dịch nhờ đứng tên và sẽ xảy ra tranh chấp.

Trường hợp này xảy ra khá phổ biến khi người thân được nhờ đứng tên nhà đất ban đầu không có ý định chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên sau khi nhận thấy số tiền lớn thì nảy sinh ý xấu với nhiều lý do.

+ Khi Nhà nước thu hồi đất nếu đủ điều kiện được bồi thường thì người được nhờ đứng tên trên Giấy chứng nhận là người được bồi thường (được ghi tên trong quyết định bồi thường).

+ Người đứng tên trên Sổ Đỏ chết.

Một trường hợp rủi ro khác là khi người đứng tên trên sổ đỏ qua đời và theo quy định của pháp luật thì tài sản đó trở thành di sản và phải được phân chia thừa kế. Những người được chia thừa kế lại không chịu thừa nhận về nguồn gốc thực sự của tài sản đó cho dù họ biết hay không biết giao dịch nhờ đứng tên này.

+ Người đứng tên trên Sổ Đỏ ly hôn.

Trong trường hợp người đứng tên ly hôn và người vợ hoặc chồng của người này yêu cầu phân chia tài sản chung do tài sản này phát sinh trong thời kỳ hôn nhân thì việc chuyển trả lại tài sản cho chủ sở hữu thực sự sẽ rất phức tạp, phải trải qua nhiều thủ tục hành chính, tốn nhiều thời gian và tiền bạc để giải quyết tranh chấp, trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là chủ sở hữu sẽ “mất trắng”.

+ Người được nhờ đứng tên nếu có nghĩa vụ tài sản với người thứ ba mà quyền sử dụng đất, nhà ở bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ thì quyền, lợi ích của người nhờ đứng tên sẽ không được đảm bảo, thậm chí bị “mất trắng” nếu không có chứng cứ để chứng minh.

Như vậy, khi xảy ra các trường hợp trên sẽ rất khó để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người nhờ người khác đứng tên trên Sổ đỏ.

  1. 3.     Phải làm gì để tránh những rủi ro trên khi đã nhờ người khác đứng tên trên Sổ Đỏ?

Đứng trước những rủi ro trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể thực hiện việc đòi lại đất để phòng tránh rủi ro, bảo vệ quyền lợi cho chính mình.

+ Các bên cần thỏa thuận lại về việc trả lại quyền sử dụng đất; nếu người được nhờ đứng tên không trả thì khởi kiện ra Tòa án. Khi đó, Việt kiều cần chứng cứ chứng minh được mình là chủ sử dụng đất thật sự.

+ Nếu có chứng cứ chứng minh về thỏa thuận đứng tên hộ giữa các bên (ví dụ như thỏa thuận bằn văn bản) thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tuyên bố việc nhờ đứng tên hộ là giao dịch dân sự vô hiệu khi vi phạm điều cấm của pháp luật.

Tóm lại, không nên nhờ người khác đứng tên trên Sổ Đỏ khi mua đất. Trường hợp buộc phải nhờ người đứng tên Sổ Đỏ, giữa các bên nên lập cam kết, thỏa thuận rõ ràng, giữ những hóa đơn, chứng từ có thể chứng minh ai là chủ sử dụng đất thật sự để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

Bài viết trên đây đã giải đáp vấn đề “Việt kiều gặp phải rủi ro gì khi nhờ người khác đứng tên trên Sổ Đỏ”. Thông qua bài viết này, Luật Nhân Hòa hy vọng có thể cung cấp thêm thông tin hữu ích cho Quý bạn đọc. Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về nội dung bài viết hoặc đang gặp phải rủi ro liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở,… vui lòng liên hệ tổng đài 0915.27.05.27 để được Luật sư Luật Nhân Hòa hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, p. Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 


Bài viết xem thêm