ĐÃ LẬP DI CHÚC ĐỂ LẠI NHÀ CHO CON TRAI RỒI CÓ THAY ĐỔI ĐƯỢC KHÔNG?

Lập di chúc để lại tài sản của mình cho con sau khi chết là việc không còn quá xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, việc đã lập di chúc để lại nhà cho con trai rồi có thay đổi được không?Công ty Luật Nhân Hòa sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.

 1.    Quy định chung về di chúc

-Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc được định nghĩa như sau: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Với quy định này, di chúc phải có các yếu tố sau:

+ Thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác;

+ Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác;

+ Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.

-Chủ thể có quyền lập di chúc

Người thuộc các trường hợp sau có quyền lập di chúc:

  • Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

 Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân người để lại tài sản cho người khác trước khi chết. Nếu đủ điều kiện để lập di chúc như trên thì người lập di chúc có thể chỉ định người thừa kế và phân định tài sản của mình mà không cần sự đồng ý của bất kỳ ai.

-Điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;
  • Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
  • Về hình thức của di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng (Điều 627 Bộ luật dân sự 2015).
  1. 2.    Việc thay đổi di chúc khi đã để lại nhà cho con trai

 Lập di chúc là hành vi pháp lý đơn phương và là quyền của chủ sở hữu (chủ sử dụng tài sản) thể hiện ý chí của ngưòi để lại di sản lúc còn sống về việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Di chúc chỉ có hiệu lực thi hành sau khi người lập di chúc chết. Vì vậy, khi còn sống người để lại di sản không bị ràng buộc bởi di chúc đã lập và có quyển sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc đã lập bằng một di chúc khác lập ra sau đó hoặc có quyền huỷ bỏ di chúc đã lập bất cứ lúc nào. Cụ thể Điều 640 Bộ luật dân suwh 2015 quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc như sau:

1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

 Sửa đổi di chúc là việc người để lại di sản thay đổi một phần nội dung quyết định của mình trong bản di chúc trước đó. Thông thường, sự sửa đổi di chúc đã lập được biểu hiện ở việc sửa đổi người được hưởng thừa kế, hoặc sửa đổi về quyền và nghĩa vụ cho người thừa kế. Trong trường hợp người để lại di sản sửa đổi di chúc, thì phần của di chúc không bị sửa đổi và phần di chúc lập sau sửa đổi di chúc cũ đều có giá trị pháp lý. Khi người lập di chúc tiến hành sửa đổi hay hủy bỏ di chúc thì di chúc mới sẽ có giá trị thay thế.

 Như vậy, căn cứ theo quy định và những phân tích trên thì dù bố hoặc mẹ đã lập di chúc hợp lệ đảm bảo cả nội dung lần hình thức khi thể hiện ý chí để lại căn nhà cho người con trai rồi thì ông bà vẫn có thể thay đổi di chúc đó theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết Đã lập di chúc để lại nhà cho con trai rồi có thay đổi được không?”. Chúng tôi hy vọng Quý khách hàng có thể vận dụng các thông tin trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, Quý khách hàng vui lòng gọi điện tới tổng đài 0915.27.05.27 của Công ty Luật Nhân Hòa để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Quý khách có nhu cầu tư vấn pháp luật thừa kế hoặc liên hệ luật sư để bảo vệ trong các vụ án tranh chấp thừa kế, xin vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư chuyên sâu về man mảng thừa kế của chúng tôi.

CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA
Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trong!

 


Bài viết xem thêm