Quy định chung về hợp đồng thuê nhà ở
- Hợp đồng thuê nhà ở có các đặc điểm pháp lý sau:
+ Hợp đồng thuê nhà ở là hợp đồng song vụ: Sau khi hợp đồng đã được kí kết thì phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Tương ứng với quyền của bên cho thuê là nghĩa vụ của bên thuê và ngược lại, tương ứng với quyền của bên thuê là nghĩa vụ của bên cho thuê nhà ở. Bên cho thuê nhà ở giao cho bên thuê sử dụng theo đúng cam kết và phải trả tiền thuê nhà. Bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa những hư hỏng lớn của nhà ở đang cho thuê.
+ Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng có đền bù: Khoản tiền thuê nhà hàng tháng mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê là khoản đền bù. Khoản tiền thuê nhà theo thỏa thuận của các bên. Nếu thuê nhà của nhà nước thì giá trị thuê nhà do nhà nước quy định.
+ Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản. Bên thuê có quyền sử dụng nhà cho thuê, vào mục đích để ở trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Về đối tượng của hợp đồng thuê nhà ở:
Là diện tích nhà dùng để ở mà chủ nhà chuyển quyền sử dụng cho bên thuê và từ đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của hai bên. Diện tích nhà ở bao gồm diện tích chính và diện tích phụ. Diện tích chính dùng để ở, sinh hoạt, diện tích phụ dùng cho nhà bếp và sinh hoạt khác. Nếu cho thuê nhà chung cư thì diện tích chung trong nhà chung cư đó người thuê có quyền sử dụng. Ngoài ra , bên thuê có quyền hưởng lợi các dịch vụ mà người cho thuê cầu thang máy, gửi xe máy…
- Về thời hạn của hợp đồng thuê nhà:
Thời hạn thuê nhà do các bên thỏa thuận. Nếu các bên không thỏa thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu trả lại nhà thuê bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo trước ít nhất 06 tháng.
Quy định này giúp cho sự thỏa thuận của các bên về những quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng được chặt chẽ, phòng ngừa tranh chấp có thể xảy ra.
- Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê nhà ở:
+ Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê nhà ở được quy định tại Điều 493,494 Bộ luật dân sự.
+ Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà được quy định tại Điều 495, 496 Bộ luật dân sự.
- Về hình thức hợp đồng thuê nhà ở:
Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực hoặc phải đăng kí (Điều 492 Bộ luật dân sự).
Nội dung của hợp đồng thuê nhà:
Theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014 thì Hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản và bao gồm các nội dung sau:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên.
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà.
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền.
- Thời hạn cho thuê
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Cam kết của các bên.
- Các thỏa thuận khác.
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng.
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu, nếu có và ghi rõ chức vụ của người ký.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về Hợp đồng thuê nhà
Khi phát sinh tranh chấp các bên nên tự tiến hành thương lượng, thỏa thuận, trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của nhau. Trường hợp các bên không thể giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà bằng cách lượng lượng, một bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.
Theo đó trình tự, thủ tục khởi kiện và giải quyết vụ án tại Tòa án nhân dân được thực hiện như sau:
1. Đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về Hợp đồng thuê nhà. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí;
2. Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý;
3. Tòa án tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa vụ án ra xét xử bao gồm: Chuẩn bị xét xử và hòa giải;
4. Tòa án thực hiện việc xét xử sơ thẩm vụ án;
5. Xét xử phúc thẩm vụ án (nếu có).
Thẩm quyền giải quyết và thời gian giải quyết:
Thẩm quyền giải quyết:
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự này là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự hoặc Toà án nơi thực hiện hợp đồng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà.
Thời gian giải quyết:
Thời gian thụ lý, xử lý hồ sơ và xử lý vụ án dân sự thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng, phụ thuộc vào tính chất vụ việc.
Công ty Luật Nhân Hoà chuyên tư vấn, giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà:
Khi có khách hàng cần tư vấn, giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà, luật sư sẽ thực hiện các bước sau:
- Tư vấn cho quý khách các vấn đề liên quan đến hợp đồng thuê nhà và cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà trên cơ sở lời trình bày của khách hàng, nội dung hợp đồng thuê nhà, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các bên, các quy định pháp luật có liên quan cũng như các vấn đề về thời hiệu khởi kiện, cơ quan có thẩm quyền, án phí, ...
- Soạn thảo đơn khởi kiện và các giấy tờ có liên quan để chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.
- Cử luật sư tham gia tố tụng tại Toà án và các cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
Trên đây là tư vấn của luật sư về hợp đồng thuê nhà, trình tự thủ tục, thẩm quyền, thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin pháp lý hữu ích cho quý vị và các bạn.
Quý vị và các bạn có nhu cầu tư vấn pháp lý về hợp đồng thuê nhà, soạn thảo, rà soát hợp đồng thuê nhà, giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà,...có thể liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA
Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline: 0915.27.05.27
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Trân trọng!