Trong đời sống, do tin tưởng lẫn nhau nên trong nhiều trường hợp việc vay mượn tiền thường không lập thành giấy tờ, cụ thể .Chính vì vậy, không ít trường hợp chủ nợ đã không thể thu hồi được khoản nợ, hoặc vẫn đang gặp nhiều tranh chấp khi đòi nợ.
Phương thức khởi kiện thường được chủ nợ sử dụng khi đã thực hiện các cách thức khác như: đàm phán, gây sức ép… nhưng không đạt hiệu quả. Hơn nữa, với trường hợp cho vay không làm giấy tờ, con nợ thường chối cãi về khoản nợ hoặc cho rằng mình vay ít hơn số tiền mà chủ nợ đòi và có thái độ bất hợp tác vì cho rằng không có giấy tờ làm chứng cứ thì chủ nợ không thể kiện đòi được. Vậy làm thế nào để kiện đòi nợ khi cho vay không có giấy tờ:
1. Hình thức của Hợp đồng vay tiền theo quy đình pháp luật:
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Như vậy, pháp luật không có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng vay tài sản, hợp đồng vay tiền có thể thể hiện dưới hình thức bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể.
Như vậy, về hình thức của hợp đồng vay tiền trong trường hợp cho vay tiền không có giấy tờ không bắt buộc phải lập thành văn bản mà chỉ cần lời nói của các bên và có hành vi vay mượn trên thực tế là được.
Nhưng làm cách nào để chứng minh có giao dịch vay mượn của hai bên khi không có giấy tờ? Hãy xem phần tiếp theo nhé!
2. Các chứng cứ chứng minh và cách thu thập chứng cứ để đòi nợ khi cho vay không có giấy tờ:
Bạn có thể thương lượng với bên vay để được trả khoản nợ này, nếu bên vay không trả bạn có thể nộp đơn khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, để bạn đòi được nợ thì bạn phải có bằng chứng chứng minh việc bên vay vay nợ mình.
Tài liệu chứng cứ kèm theo này được coi là đúng quy định pháp luật nếu nó thỏa mãn Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể:
“1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.”
Như vậy chứng cứ có thể là lời khai của người làm chứng, băng ghi âm, ghi hình, email, điện báo, fax,...
Việc đầu tiên cần làm là thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh về giao dịch cho vay đó.
Điều 10 Luật Giao dịch Điện tử 2005 quy định: “Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.”. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra kỹ những chứng cứ như tin nhắn, cuộc nói chuyện trên mạng xã hội, đoạn ghi âm ghi hình có liên quan đến quan hệ vay tiền đó. Để đảm bảo chứng cứ bạn thu thập được có giá trị chứng minh tốt nhất khi giải quyết tại Tòa án thì bạn nên nhờ Thừa phát lại lập vi bằng để ghi nhận những nội dung tin nhắn trong điện thoại và email để làm bằng chứng.
Ngoài ra, nếu chưa có được những chứng cứ trên, bạn có thể khéo léo tạo các bằng chứng một cách hợp pháp. Đừng vội suy nghĩ rằng việc này là không khả thi. Để tạo chứng cứ, bạn có thể lập, ký giấy vay tiền, giấy nhận tiền nếu như bên đi vay có thiện chí ( biện pháp này thường được sử dụng với trường hợp chủ nợ sau khi cho vay muốn có bằng chứng để an tâm về khoản nợ); Hoặc chủ nợ có thể gọi điện, gặp mặt để nói chuyện về việc cho vay đó để xác nhận về việc cho vay và nhận tiền, với cách này hãy ghi âm lại cuộc nói chuyện. Ngoài ra, có thể nhắn tin hay trao đổi qua email về vấn đề này và lưu lại đoạn hội thoại đó làm bằng chứng.
3. Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp muốn kiện đòi nợ khi cho vay không có giấy tờ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người vay tiền đang cư trú hoặc đang đăng ký tạm trú có thẩm quyền giải quyết việc đòi tiền cho vay không có giấy tờ.
Do đó, nếu muốn đòi nợ cho vay không có giấy tờ thì chủ nợ có thể gửi lên Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người vay đang cư trú hoặc tạm trú để được yêu cầu tòa án giải quyết buộc người vay tiền phải trả lại khoản tiền đã vay
"Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
..."
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải với hiệu quả cao nhất và mức chi phí hợp lý nhất.
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!