Hợp đồng lao động như một văn bản pháp lý xác thực nhất trong quan hệ lao động. Do đó, khi thỏa thuận, ký kết hợp đồng lao động, các bên cần xem xét kỹ lưỡng để có thể bảo vệ tối đa lợi ích của bản thân. Sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động một cách hợp lý đúng đắn chính là đã tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời tránh những phát sinh đáng tiếc sau này cho cả 2 bên.
1. Các loại hợp đồng cụ thể theo quy định của Bộ luật lao động:
Hợp đồng lao động khá đặc biệt so với các laoij hợp đồng dân sự hoặc kinh tế khác ở chỗ Pháp luật quy định cụ thể các loại hợp đồng lao động trên thực tế. Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động năm 2012 thì hợp đồng lao động được giao kết theo một trong các loại sau đây:
– Loại 1, hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó các bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
– Loại 2, hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là loại hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
– Loại 3, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Lưu ý: Đối với hợp đồng lao động loại 2, loại 3 thì khi hết hạn thì các bên có thể gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về hình thức hợp đồng
Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng lao động bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản, được lập thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản và người sử dụng lao động giữ 01 bản.
Ngoại lệ, trường hợp công việc tạm thời dưới 03 tháng thì các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
3. Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng lao động
Đối với người sử dụng lao động:
Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;
– Chủ hộ gia đình;
– Cá nhân trực tiếp tuyển dụng.
Đối với người lao động:
Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;
– Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;
– Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
Liên hệ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động - Hotline: 0915 27 05 27
4. Những điều khoản cơ bản trong hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự tự do thỏa thuận theo ý trí của người lao động và người sử dụng lao động, do đó, các bên được quyền tự do thỏa thuận và ký kết những điều khoản trong hợp đồng để phù hợp với điều kiện và tính chất công việc. Tuy nhiên, về cơ bản nội dung một hợp đồng lao động cần phải có các điều khoản cở bản sau:
4.1. Thông tin các bên trong hợp đồng
Ghi nhận trung thực thông tin chi tiết của người sử dụng lao động và người lao động:
– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp: Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; trường hợp là cá nhân thuê mướn sử dụng lao động thì ghi họ và tên người sử dụng lao động theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp.
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
4.2. Công việc và địa điểm làm việc
– Công việc: Công việc mà người lao động phải thực hiện;
– Địa điểm làm việc của người lao động: Phạm vi, địa điểm người lao động làm công việc đã thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi các địa điểm chính người lao động làm việc.
4.3. Thời hạn của hợp đồng lao động
Thời gian thực hiện hợp đồng lao động (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
Từ thời hạn lao động, ta có thể xác định được loại hợp đồng lao động.
4.4. Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
– Mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này;
– Hình thức trả lương xác định theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật Lao động;
– Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật Lao động.
Các bên tự do thỏa thuận về các khoản bổ sung khác và phụ cấp nhưng phải ghi rõ mức tiền và điều kiện được hưởng.
4.5. Chế độ nâng ngạch, nâng bậc, nâng lương
Các bên thỏa thuận rõ về Điều kiện, thời gian, thời điểm, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương.
4.6. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Các bên thỏa thuận cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên nguyên tắc:
– Thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của ngày, tuần hoặc ca làm việc; số ngày làm việc trong tuần; làm thêm giờ và các điều khoản liên quan khi làm thêm giờ;
– Thời gian, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc nghỉ trong giờ làm việc; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
4.7. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế
Vì đây là điều khoản đảm bảo quyền lợi của người lao động cũng như nghĩa vụ của người sử dụng lao động nên các bên bắt buộc phải có quy định về điều khoản này trong hợp đồng. Các bên lưu ý thỏa thuận về các vấn đề sau:
– Tỷ lệ % tính trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động và của người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
– Phương thức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động và của người lao động.
4.8. Các điều khoản khác do hai bên thỏa thuận
Tùy thuộc vào tính chất của công việc mà các bên có thể thỏa thuận một số vấn đề khác như:
– Chế độ bảo hộ lao động;
– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp;
– Quyền và nghĩa vụ giữa các bên;
Lưu ý: Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
– Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
– Các bên ký kết hợp đồng lao động trên nguyên tắc: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
5. Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn
Khi ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn, người sử dụng lao động và người lao động cần phải chú ý một số đặc điểm sau:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
- Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
6. Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
Một vấn đề nữa cũng được cả hai bên tham gia quan hệ lao động quan tâm là về điều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. BLLĐ sửa đổi 2019 đã bỏ quy định cụ thể các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của BLLĐ hiện hành, thay vào đó người lao động không cần nêu rõ lý do chấm dứt, không cần phải thuộc các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng như quy định hiện hành, chỉ cần báo trước việc chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian quy định.
Trường hợp người lao động đon phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải đáp ứng điều kiện báo trước cho bên sử dụng lao động:
Trường hợp người lao động trong hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải báo trước ít nhất là 30 ngày, và báo trước ít nhất là 3 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước:
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước khi:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Bộ luật lao động 2019 mở rộng thêm trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng cụ thể:
- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà không cần thỏa mãn thêm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội như BLLĐ 2012 hiện hành.
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
- Người lao động cung cấp thông tin nhân thân sai sự thật khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
- Về tiền lương:
Tiền lương do hai bên thỏa thuận, hợp đồng nêu rõ mức lương, các loại phụ cấp, hình thức trả lương, các loại tiền thưởng, các loại trợ cấp, thời gian trả lương, các loại phúc lợi tập thể, điều kiện nâng bậc lương, việc giải quyết tiền lương và tiền tàu xe trong những ngày đi đường khi nghỉ hàng năm.
Lưu ý: Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
- Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
Hợp đồng cần quy định thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của ngày, tuần hoặc ca làm việc; số ngày làm việc trong tuần; làm thêm giờ và các điều khoản liên quan khi làm thêm giờ…
Đồng thời quy định cụ thể thời gian, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc nghỉ trong giờ làm việc; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
7. Dịch vu tư vấn soạn thảo hộp đồng lao động Công ty Luật Nhân Hòa
- Thu thập thông tin, tổng hợp mong muốn, yêu cầu của khách hàng và bên đối tác
- Soạn dự thảo hợp đồng trên sở đảm bảo các điều khoản có lợi cho doanh nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động.
- Chuyển dự thảo hợp đồng lần một cho khách hàng
- Điều chỉnh theo yêu cầu của khách hàng và chốt hợp đồng
- Tư vấn cho khách hàng trong quá trình, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng
- Tư vấn cho khách hàng giải quyết tranh chấp hợp đồng nếu phát sinh
Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn soạn thảo các loại hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động xác định thời hạn, Hợp đồng giao khoán, Hợp đồng lao động theo thời vụ, Hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng,..
Liên hệ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động qua Hotline: 0915 27 05 27 hoặc email: luatsunhanhoa@gmail.com
Trân trọng!