Luật sư tranh tụng trong vụ án hình sự

Luật sư tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì luật sư tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ.

Luật sư tham gia bào chữa cho chị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi của Người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự:

- Luật sư Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

- Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;

- Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật TTHS;

- Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;

- Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam; - Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định của Bộ luật tố tụng hình sư.

- Nghiên cứu, phân tích nhằm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

- Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

Quy trình thực hiện của luật sư Luật Nhân Hòa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự như sau:

Bước 1. Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc (Tường trình vi phạm, quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáovà từ người bị hại, người liên quan.

Bước 2. Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3. Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư và cơ sở để người bị hại, người liên quan trình báo vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền và phục vụ công tác tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, người liên quan của luật sư.

Bước 4. Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5. Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo vàbảo vệ quyền lợi cho người bị hại, người liên quan trong vụ án hình sự.


Bài viết xem thêm