THỦ TỤC TỪ CHỐI NHẬN TÀI SẢN THỪA KẾ

Từ chối nhận di sản thừa kế là hành vi thể hiện ý chỉ của cá nhân khi được nhận tài sản hợp pháp từ người khác để lại.

Từ chối nhận di sản thừa kế là hành vi thể hiện ý chí của cá nhân khi được nhận tài sản hợp pháp từ người khác để lại.Theo Bộ luật dân sự năm 2005 quy định quyền từ chối nhận di sản được quy định tại Điều 642 một cách khá chi tiết và cụ thể. Bài viết sau đây Công ty LUẬT NHÂN HÒA xin được trình bày một số các quy định của pháp luật về việc từ chối nhận di sản thừa kế và cách thức thực hiện việc từ chối nhận di sản:

Điều 642 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

“ 1Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản , trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cáo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

Mọi hành động lấy việc từ chối nhận di sản để trốn nghĩa vụ tài sản của người chết để lại (vì hiểu lầm) hay nghĩa vụ tài sản của mình đều bị pháp luật nghiêm cấm. Theo quy định của pháp luật khoản 1 Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại”. Đối với việc từ chối nhận di sản để trốn tránh nghĩa vụ tài sản của bản thân mình với người khác thì cũng ngay tại điều 642 Bộ luật dân sự năm 2005, pháp luật cũng nghiêm cấm điều này. Việc thực hiện quyền sở hữu như vậy vi phạm điều 165 Bộ luật dân sự năm 2005: “không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”

Nếu người thừa kế này đã từ bỏ quyền thừa kế của mình hợp pháp theo quy định của pháp luật, thì phần tài sản bị từ chối đó sẽ được đem chia theo pháp luật cho những đồng thừa kế còn lại. Cần lưu ý rằng, nếu đã từ chối nhận di sản thì đồng nghĩa với việc người từ chối sẽ không còn được hưởng di sản trong cả 2 hình thức thừa kế là theo di chúc và theo pháp luật (lưu ý rằng người từ chối nhận di sản có quyền từ chối toàn bộ hay một phần tài sản mà mình đáng lẽ được hưởng). Cuối cùng, người từ chối nhận di sản cần phảithực hiện các bước thủ tục theo luật định tại khoản 2, 3 điều 642 Bộ luật dân sự năm 2005, cụ thể là: việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản gửi cho người cùng thừa kế, người tiến hành chia di sản và công chứng tại cơ quan có thẩm quyền, thời hạn từ chối là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế.

Quy trình làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế

Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế gồm những giấy tờ sau:

  1. Giấy tờ tùy thân (CMND hoặc hộ chiếu)
  2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản.
  3. Các giấy tờ khác liên quan mà theo quy định của pháp luật phải có: Giấy khai sinh, Giấy chứng tử…

Trình tự thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản như sau:

– Người yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải tự mình nộp hồ sơ yêu cầu công chứng. Không được phép ủy quyền cho người khác.

– Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, phù hợp với qui định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng. Viết phiếu hẹn thời gian công chứng.

– Nếu thấy có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự, có dấu hiệu đe dọa, cưỡng ép.

– Công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị người yêu cầu.  

– Công chứng viên tiến hành xác minh, không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

– Công chứng viên kiểm tra lại văn bản từ chối nhận di sản.

– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo văn bản, đồng ý thì ký vào từng trang văn bản.

– Công chứng viên ghi lời chứng, ký vào từng trang văn bản.

– Người yêu cầu nộp phí công chứng, tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu công chứng.

Cách thức thực hiện :

– Trực tiếp nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng.

– Ký hợp đồng công chứng tại trụ sở hoặc ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27

Trân trọng!

 

 


Bài viết xem thêm