NGHĨA VỤ TRẢ NỢ CÁC KHOẢN NỢ CỦA VỢ, CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

1. Căn cứ pháp luật về trách nhiệm liên đới của vợ chồng

Điều 24, điều 25, điều 26, điều 27 và điều 37, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

– Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này:

+ Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.

+ Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.

+ Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.

+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.

– Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này:

+ Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

+ Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

+ Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

2. Vợ có nghĩa vụ phải trả những khoản nợ của chồng không?

Theo căn cứ của pháp luật nêu trên, vợ, chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ từ  giao dịch do chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc các giao dịch phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ và chồng hoặc dựa trên quan hệ ủy quyền các nghĩa vụ nêu trên. 

Tuy nhiên, đối với nhũng khoản nợ mà chồng mượn để sử dụng vào mục đích cá nhân, không nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hay nhằm xây dựng kinh tế gia đình và vợ không biết và khoản nợ này thì vợ không có trách nhiệm liên đới hay trả thay chồng khoản nợ đó.

Ngoài ra, nếu Tòa án giải quyết trường hợp này, Tòa án cũng sẽ căn cứ vào rất nhiều các yếu tố khác để đưa ra kết luận, như: chứng cứ, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ…

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27

Trân trọng!

 

 


Bài viết xem thêm