Lao động thử việc trong thời gian nghỉ lễ có được hưởng lương không? Quy định hưởng lương trong thời gian thử việc.
Lao động để tạo ra của cải, tiền bạc phục vụ cho nhu cầu cuộc sống là hoạt động không thể thiếu của mỗi cá nhân. Trong quá trình làm việc, người lao động luôn tìm kiếm cho mình những công việc phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng của bản thân mong sao có những công việc tốt nhất. Mỗi khi đến với một công việc mới lao động sẽ phải trải qua một thời gian thử việc nhất định tùy thuộc vào yêu cầu công việc cũng như năng lực của người xin việc. Vậy trong thời gian thử việc nếu vào dịp nghỉ lễ, tết thì lao động có được hưởng lương không? Luật Nhân Hòa dựa vào những quy định, căn cứ pháp lý xin trình bày nội dung này như sau:
Thứ nhất, thế nào là nghỉ lễ, tết:
– Ngoài việc được nghỉ 12 ngày trên 1 năm được hưởng nguyên lương thì người lao động còn được hưởng nguyên mức lương đối với những ngày ngày nghỉ lễ, tết của đất nước.
– Theo như Luật Lao động 2012 có quy định rõ ràng về những ngày được nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên theo mức lương đã thỏa thuận đó là:
- Tết dương lịch 01 ngày vào ngày 01 tháng 01 của năm dương lịch hàng năm;
- Tết âm lịch cổ truyền 05 ngày căn cứ vào từng năm để xác định rơi vào những ngày nào của năm dương lịch;
- Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 01 ngày vào ngày 30 tháng 04 hàng năm của năm dương lịch;
- Ngày quốc tế lao động 01 ngày vào ngày 01 tháng 05 hàng năm của năm dương lịch;
- Ngày quốc khánh khai sinh ra nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 01 ngày vào ngày 02 tháng 09 của năm dương lịch;
- Ngày giỗ tổ Hùng Vương nghỉ 01 ngày vào ngày 10 tháng 03 theo lịch âm lịch. Ngày 10 tháng 03 rơi vào ngày nào của năm dương lịch thì sẽ được nghỉ ngày đó.
– Nếu người nước ngoài lao động làm việc tại Việt Nam thì ngoài những ngày nghỉ lễ, tết như đối với lao động Việt Nam thì Luật lao động cho phép họ được nghỉ thêm 01 ngày tết cổ truyền của đất nước họ và 01 ngày quốc khánh của đất nước họ. Việc cho phép người nước ngoài làm việc lao động tại Việt Nam được nghỉ thêm 02 kỳ nghỉ này nhằm đảm bảo việc tôn trọng đất nước người lao động đó cũng như người lao động làm việc xa quê hương được tham gia vui chơi, có kỳ nghỉ lễ đúng như người lao động của nước họ.
– Trường hợp ngày nghỉ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần,thì theo quy định tại Luật lao động 2012 thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày kế tiếp của ngày nghỉ hàng tuần đó. Ví dụ trường hợp ngày nghỉ lễ, tết trùng vào thứ bẩy, chủ nhật đối với những người lao động làm việc được nghỉ hàng tuần vào hai ngày cuối tuần này thì sẽ được nghỉ bù vào thứ hai và thứ ba của tuần kế tiếp. Trường hợp mà nơi làm việc quy định về việc chỉ được nghỉ một ngày làm việc vào chủ nhật thì sẽ được nghỉ bù thêm một ngày thứ hai của tuần kế tiếp.
Thứ hai, thế nào là người lao động:
– Người lao động được hiểu là người từ đủ 15 tuổi trở lên, tham gia làm việc khi đã có hợp đồng lao động ký kết cụ thể về các điều khoản, nội dung công việc đúng với vị trí việc làm của hai bên người sử dụng lao động và người lao động. Khi đã đạt được thỏa thuận hai bên cùng ký vào hợp đồng thì người lao động được trả lương và làm việc dưới sự quản lý, giám sát của người sử dụng lao động.
– Theo quy định trên thì yêu cầu về tuổi là vấn đề đầu tiên đặt ra đối với người lao động. Tuy nhiên, Luật lao động 2012 vẫn có những quy định riêng cho việc tuyển dụng người lao động dưới 15 tuổi đối với những công việc có tính chất nhẹ nhàng, phù hợp với người lao động dưới 15 tuổi. Việc nhận những người này vào làm việc phải đáp ứng những điều kiện theo Điều 164 của Luật lao động 2012 gồm:
- Chỉ được sử dụng những người từ đủ 13 tuổi đến nhỏ hơn 15 tuổi vào làm những công việc mà đã được Bộ lao động – Thương binh và xã hội quy định chi tiết;
- Người sử dụng lao động đối với những lao động này vẫn phải bảo đảm việc ký kết hợp đồng lao động và người đứng ra ký kết với người sử dụng lao động là người đại diện theo pháp luật của họ. Việc ký kết hợp đồng phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến nhỏ hơn 15 tuổi. Thời gian làm việc phải được xắp xếp sao cho không ảnh hưởng đến giờ tham gia học tập của trẻ tại trường học. Cuối cùng là phải đảm bảo các điều kiện làm việc, vệ sinh lao động cũng như an toàn lao động phù hợp đúng với lứa tuổi này.
– Đối với những người dưới 13 tuổi thì việc sử dụng lao động phải đảm bảo được các yêu cầu như đối với người từ đủ 13 tuổi đến nhỏ hơn 15 tuổi và sử dụng người lao động vào làm việc đúng theo danh mục quy định tại Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
Thứ ba, thế nào là thử việc:
– Thử việc ở đây là việc người sử dụng lao động trước khi đưa ra quyết định có chấp nhận người lao động vào làm việc chính thức cho công ty hay không sẽ cho người lao động một thời gian thử thách tùy thuộc vào vị trí công việc.
– Thời gian thử việc cũng được quy định rõ ràng tùy thuộc vào việc người lao động ứng tuyển vào vị trí công việc nào, mức độ phức tạp cũng như tính chất công việc mà người sử dụng lao động đưa ra yêu cầu về số ngày thử việc. Người sử dụng lao động không được phép thử việc quá 01 lần nếu vẫn là công việc đã qua thời gian thử việc. Thời gian thử việc phải đảm bảo về các điều kiện quy định như sau:
- Thời gian thử việc không quá 60 ngày áp dụng với công việc có chức danh nghề yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cấp cao đẳng trở lên;
- Thời gian thử việc không quá 30 ngày áp dụng với công việc có chức danh nghề yêu cầu trình độ chuyên môn và kỹ thuật trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, nhân viên nghiệp vụ hay công nhân kỹ thuật.
- Còn lại đối với những công việc khác, thời gian thử việc không quá 06 ngày.
– Khi đã kết thúc thời gian thỏa thuận về hoạt động thử việc của người lao động. Người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết về kết quả thử việc trước 03 ngày tính đến thời gian kết thúc công việc . Kết quả ở đây đó là họ có hoàn thành được công việc của mình hay không, trường hợp hoàn thành thì phải ký kết hợp đồng tuyển dụng với người lao động đúng như trong thỏa thuận. Nếu không đạt được mục đích, yêu cầu vị trí tuyển dụng thì phải thanh toán cho họ số lương thử việc như đã thỏa thuận với người lao động.
– Như quy định tại Điều 28, Luật lao động 2012 thì mức lương thử việc mà người sử dụng lao động đưa ra phải ít nhất bằng 85% mức lương chính thức của công việc ứng tuyển.
– Trong khoảng thời gian thử việc thì hai bên có quyền đơn phương chấm dứt thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước với bên còn lại. Vấn đề bồi thường cũng không đặt ra với trường hợp công việc làm không đạt yêu cầu.
Như vậy, thì người lao động được nghỉ lễ, tết theo quy định của Luật lao động 2012 và được hưởng nguyên lương đối với những ngày nghỉ lễ này. Nhưng người lao động ở đây được xác định là người làm việc theo hợp đồng làm việc có thỏa thuận giữa hai bên và hai bên đã ký vào hợp đồng đó đảm bảo thực hiện đúng theo hợp đồng và quy định của pháp luật. Đối với những người làm việc mới đang ở mức thử việc thì vấn đề đặt ra ở đây là họ chưa có hợp đồng làm việc, hai bên chưa có ràng buộc với nhau về mặt pháp lý nên cũng không đề ra việc là bên phía người sử dụng lao động phải trả lương cho họ trong trường hợp này.
Việc có trả lương ở đây chỉ có chăng là do sự thỏa thuận giữa hai bên từ trước hay là do bên người sử dụng lao động tự nguyện thực hiện việc trả lương cho người lao động.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!