HÌNH THỨC XỬ PHẠT CHO TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

Hiện nay, những người thi hành công vụ khi thực hiện công vụ nhất định để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, có nhiệm vụ duy trì, ổn định an ninh trật tự khi được giao trách nhiệm và giao nhiệm vụ thực hiện công vụ. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, nhân viên của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức đó giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung. Hành vi chống lại người thi hành công vụ trực tiếp xâm hại đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó và có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính những người thi hành công vụ.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì việc chống người thi hành công vụ có thể bị xử phạt hành chính hoặc sẽ bị truy cứu hình sự theo quy định của pháp luật.

Khi có hành vi chống người thi hành công vụ để có truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội chống người thi hành công vụ thì phải đáp ứng các dấu hiệu cấu thành tội phạm như sau:

Thứ nhất về mặt khách thể của tội chống người thi hành công vụ

Người phạm tội khi có hành vi chống người thi hành công vụ có hành vi tác động vào cơ thể của những người đang thực hiện nhiệm vụ nhằm mục đích cản trở những hoạt động bình thường các cơ quan, tổ chức của cơ quan nhà nước như đánh, chém, khống chế, uy hiếp về mặt thần của người thi hành công vụ vì lợi ích chung.

Thứ hai về mặt chủ thể của tội chống người thi hành công vụ

Người có hành vi chống người thi hành công vụ là chủ thể thường từ đủ 16 tuổi trở lên vì trong khung hình phạt cơ bản của tội này là 3 năm tù là tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng là 7 năm tù ở khoản 2 của Bộ luật hình sự.

Thứ ba về mặt chủ quan của tội chống người thi hành công vụ

Khi có hành vi chống trả, khống chế, uy hiếp những người thi hành công vụ đang thực hiện công vụ hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình nhưng vẫn đe dọa, uy hiếp tinh thần những người thi hành công vụ với lỗi cố ý.

Thứ tư về mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ.

Tùy theo tính chất mức độ gây nguy hiểm cho xã hội xâm phạm nghiêm trọng đến các quan hệ xã hội nhất định được nhà nước bảo vệ mà người có hành vi chống người thi hành công vụ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có các hành vi dùng sức mạnh vật chất có tính sát thương cao để cản trở tấn công những người thi hành công vụ nhằm ép buộc họ thực hiện không theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

+ Những người vi phạm dùng những thủ đoạn uy hiếp về tinh thần như đe dọa làm cho họ sợ mà không thực hiện không theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định hoặc có những hành vi ép buộc những người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật.

+ Ngoài ra những người có hành vi chống người thì hành công vụ có thể lôi kéo người khác làm nhục, bội nhọ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, vu khống những người đang thi hành công vụ nhằm mục đích hạ uy tín của những người này nhằm cản trở những người này thực  hiện những hành vi trái pháp luật.

Về các khung hình phạt của tội chống người thi hành công vụ.

Về khung hình phạt cơ bản thì người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm theo quy định nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định hoặc sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm tù theo quy định của Bộ luật hình sự khi có hành vi cản  trở những người thi hành công vụ đang thực hiện công việc của họ nhằm ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật bằng vũ lưc đe dọa bằng vũ lực nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của những người thi hành công vụ hoặc dùng những thủ đoạn khác để ngăn cản những người thi hành công vụ.

Về khung hình phạt tăng nặng thì người có hành vi chống người thi hành công vụ sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm nếu những người vi phạm có sự bàn bạc trước, cấu kết có tổ chức để thực hiện tội phạm nhằm chống đối người thi hành công vụ.

+ Những người phạm tội khi có hành vi chống người công vụ hoặc các hành vi xâm phạm đến an ninh trật tự có liên quan đến những người thi hành công vụ của nhà nước đã thực hiên phạm tội 2 lần trở lên tác động đến những đối tượng công vụ khác nhau hoặc một đối tượng thực hiện công vụ đó.

+ Người phạm tội có tình tiết tăng nặng là tái phạm nguy hiểm khi có lỗi cố ý chưa được xóa án tích mà những người này đã có hành vi tái phạm trước đó về tội chống người thi hành công vụ.

+ Những người phạm tội này lại thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng trở lên do lỗi cố ý trực tiếp mà đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên chưa được xóa án tích lại phạm tội mới.

+ Những người có hành vi phạm tội chống người thi hành công vụ có hành vi kích động người khác ngăn cản những người thi hành công vụ hoặc có hành vi xúi giục nhằm lôi kéo cản trở việc thực hiện công vụ của cơ quan nhà nước.

+ Người phạm tội gây thiệt hại về các tài sản của cơ quan, tổ chức, cá  nhân về tài sản 50.000.000 đồng trở lên tại thời điểm. vi phạm

Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay mỗi khi có các hành vi chống người thi hành công vụ cũng chưa được xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật. Thông thường hành vi chống người thi hành công vụ chỉ bị xử lý khi có các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của những người thi hành công vụ thì mới bị xử lý. Vì vậy, nhà nước cần có các biện pháp xử lý những trường hợp này nhằm bảo đảm an ninh trật tự, ổn định xã hội.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27

 

 

 


Bài viết xem thêm