XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH SỰ ĐỐI VỚI HÀNH VI TẢO HÔN

Các hình thức xử phạt đối với hành vi tảo hôn. Tảo hôn là hành vi trái pháp luật, nó có sự ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt trong hôn nhân.

Tảo hôn là hành vi trái pháp luật, nó có sự ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt trong xã hôi, ảnh hưởng đến sức khỏe, nòi giống và những mỗi quan hệ khác. Nạn tảo hôn có thể được xử lý bằng những biện pháp sau:

* Xử lý các trường hợp tảo hôn theo pháp luật hành chính

Căn cứ theo Điều 47, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.

* Xử lý các trường hợp tảo hôn theo pháp luật hình sự

Đối với hành vi tảo hôn với mức độ vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử phạt hình sự về tội tổ chức tảo hôn, tảo hôn theo điều 148 Bộ luật hình sự như sau:

Khi đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm đối với hành vi Tổ chức việc  kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn; Hay cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó.

Hậu quả của tảo hôn trong các mối quan hệ xã hội được thể hiện ở các mặt như sau:

Về quan hệ nhân thân: Không tồn tại quyền và nghĩa vụ giữa các bên do quan hệ vợ chồng không  được thừa nhận.

Về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên: Quan hệ tài sản,nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Về quan hệ giữa cha mẹ và con: Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được pháp luật quy định không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân giữa cha và mẹ có hợp pháp hay không;  Khi Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27

Trân trọng!

 

 

 

 


Bài viết xem thêm