TRUẤT QUYỀN THỪA KẾ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

Truất quyền thừa kế trong bộ luật dân sự 2015

 Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt của người lập di chúc. Người lập di chúc có thể truất quyền thừa kế cuaqr một số người mà không cần phải nêu lý do cụ thể và cũng không cần phải thông qua cơ, quan tổ chức nào.

Như thế nào là truất quyền thừa kế? Những trường hợp nào truất quyền thừa kế được xem là hợp pháp?

  1. 1.     Thế nào là truất quyền thừa kế?

Truất quyền thừa kế là từ ngữ được dùng phổ biến trong các quan hệ về thừa kế. Thuật ngữ pháp lý của từ ngữ nằm được quy định trong Bộ Luật dân sự 2015 là “truất quyền hưởng di sản”. Đây là một trong các quyền của người lập di chúc được quy định tại khoản 1, điều 626, Bộ Luật dân sự 2015 “1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;”

Với tư cách là chủ sở hữu tài sản, cá nhân có quyền để lại di sản và thực hiện quyền lập di chúc để định đoạt tài sản đó. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân trong việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của họ trước khi chết. Người lập di chúc có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo luật không được hưởng di sản thừa kế của mình, mà không nhất thiết phải nêu lý do, như vậy gọi là truất quyền thừa kế.

  1. 2.     Những trường hợp nào được xem là truất quyền thừa kế hợp pháp?

Mặc dù đây là một quyền của người lập di chúc được quy định rõ ràng trong luật. tuy nhiên, luật lại không đề cách đến cách thức truất quyền thừa kế như thế nào là hợp pháp. Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng việc truất quyền thừa kế có thể được thực hiện bằng 02 hình thức chủ yếu như sau:

- Truất quyền trực tiếp: Theo cách này thì Người lập di chúc sẽ nêu rõ trong di chúc truất, không cho một cá nhân nhất định được quyền thừa kế di sản của mình.

 - Truất quyền gián tiếp: Khi đó Người lập di chúc sẽ định đoạt phần di sản không chỉ định một cá nhân nhất định để nhận di sản.

 3.     Các trường hợp ngoại lệ của truất quyền thừa kế

Tuy pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của người lập di chúc nhưng không phải lúc nào việc truất quyền thừa kế của người lập di chúc cũng có hiệu lực pháp luật. Có một số trường hợp hạn chế việc truất quyền thừa kế, làm cho quyền truất quyền thừa kế của người để lại di chúc bị vô hiệu như:

-         Thứ nhất, trong trường hợp di chúc bị vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu phần liên quan đến việc truất quyền thừa kế, di chúc xem như không có giá trị pháp lý. Khi đó, việc giải quyết thừa kế thực hiện theo quy định của pháp luật. Như vậy người bị truất mặc nhiên được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật;

-         Thứ hai, trong trường hợp có phần di sản không được định đoạt trong di chúc, phần tài sản này được chia theo pháp luật cho cả người bị truất quyền thừa kế;

-         Thứ ba, trường hợp người bị truất quyền thừa kế thuộc đối tượng được thừa kế tài sản không phụ thuộc nội dung di chúc được quy định tại điều 644, Bộ luật dân sự 2015, cụ thể những đối tượng đó là cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên không có khả năng lao động của người để lại di chúc. Dù những đối tượng trên bị người lập di chúc truất quyền thừa kế thì họ vẫn được hưởng di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Quy định này của pháp luật là nhằm bảo vệ quyền lợi của những người có quan hệ gần gũi, huyết thống với người để lại di sản, dù bị truất quyền họ vẫn đáng được hưởng một phần di sản do người chết để lại

Qua đó cho thất, quyền “truất quyền thừa kế” của người lập di chúc được pháp luật bảo vệ và tôn trọng nhưng chỉ có hiệu lực với điều kiện việc định đoạt bằng di chúc thỏa mãn các điều kiện về di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, quyền này của người lập di chúc cũng phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định khác của pháp luật về thừa kế.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ:

Lĩnh vực tư vấn luật thừa kế là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Lĩnh vực này do nhóm Luật Sư Về Thừa Kế phụ trách. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Công ty luật Nhân Hòa cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Đồng thời, chúng tôi sẽ thực hiện việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách.

Công ty luật Nhân Hòa tư vấn những nội dung liên quan đến tước quyền thừa kế, truất quyền thừa kế gồm:

- Tư vấn pháp luật về thừa kế;

- Tư vấn xác định những trường hợp bị truất quyền thừa kế theo pháp luật;

- Tư vấn xác định những người không được quyền hưởng di sản thừa kế;

- Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến truất quyền thừa kế, không được hưởng di sản thừa kế.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27                                            

Trân trọng!

 


Bài viết xem thêm