Theo quy định pháp luật thừa kế thì có hai dạng thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, do tinh thần nhân đạo, nên bộ luật dân sự còn quy định thêm về trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc để khi xảy ra trường hợp người có tài sản thừa kế lập di chúc để lại tài sản thừa kế cho người khác thì những người này vẫn được chia một suất theo quy định để đảm bảo cuộc sống của mình.
Thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc là một trường đặc biệt của hình thức thừa kế theo di chúc. Việc thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là trường hợp mà người chết có để lại di chúc nhưng một số người mặc dù nội dung của di chúc không đề cập đến vẫn được hưởng một phần di sản thừa kế. Pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này như sau:
1. Cơ sở pháp lý
- BLDS 2015
2. Quy định pháp luật về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
2.1. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là ai?
Theo quy định Việt Nam hiện hành việc thừa kế tài sản của người chết để lại có hai hình thức là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Cụ thể Pháp luật Việt Nam quy định:
“Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”
Theo quy định của pháp luật thì di chúc được hiểu như sau:
“Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Như vậy, thừa kế theo di chúc là việc người thừa kế được nhận di sản thừa kế của người chết theo ý chí của người chết lập ra trước khi chết. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn có một số trường hợp giới hạn sự tự do ý chí định đoạt tài sản của mỗi người sau khi chết và một trong những giới hạn đó chính là chế định “ người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc” .
“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Theo quy định trên thì không phải ai cũng thuộc trường hợp được nhận di sản thừa kê không phụ thuộc vào nội dung di chúc mà chỉ khi họ là “con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng” hoặc “con chưa thành niên mà không có khả năng lao động” của người chết.
Thêm nữa, có một ngoại lệ là dù họ có thuộc trường hợp nêu được quy định tại khoản 1 Điều 644 BLDS nhưng họ sẽ không thể nhận di sản thừa kế của người chết khi mà những người này từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Liên hệ luật sư tư vấn thừa kế 0915.27.05.27
Tiếp theo, chúng ta phải tìm hiểu khái niệm con chưa thành niên được quy định tại khoản 1 Điều 644. Như vậy, chúng ta cần xác định như thế nào được xem là con chưa thành niên? Được biết, BLDS có quy định về vấn đề xác định người chưa thành niên, cụ thể:
“Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”
Cho nên, nếu con của người để lại di chúc thuộc những được trường hợp quy định tại Điều 21 BLDS thì sẽ được xem là con chưa thành niên.
Theo đó, thêm một vấn đề liên quan đến điểm b Khoản 1 Điều 644 BLDS mà hiện nay có nhiều luồng ý kiến khác nhau trong việc xác định “ người đã thành niên mà không có khả năng lao động”, cụ thể như sau:
+ Quan điểm 1: con thành niên mà không có khả năng lao động là con thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) suy giảm khả năng lao động (tổn thương cơ thể từ) từ 81% trở lên do thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp, do già yếu;
+ Quan điểm 2: Quan điểm thứ hai cho rằng, con thành niên mà không có khả năng lao động là con thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) đang trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (tổn thương cơ thể từ) 81% trở lên do thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp hoặc con đã quá tuổi lao động (trên 60 tuổi đối với nam, trên 55 tuổi đối với nữ).
2.2. Mức hưởng di sản thừa kế của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 thì:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Như vậy,theo quy định trên thì người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ được hường tối thiểu 1 suất thừa kế bằng 2/3 của một suất thừa kế nếu tài sản thừa kế đó được chia theo quy định pháp luật.
Trên đây là chia sẻ của luật sư. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật về thừa kế vui lòng liên hệ luật sư theo thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA
Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0915.27.05.27
Email: Luatsunhanhoa@gmail.com.
Trân trọng!