BÀN VỀ NGUYÊN TẮC "SỬ DỤNG HỢP LÝ" FAIR USE

Quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề việc sử dụng hợp lý và đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

- Fair use là nguyên tắc sử dụng hợp lí. Đây là một một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Theo đó, sử dụng hợp lí là một học thuyết được quy định trong pháp luật Hoa Kỳ cho phép sử dụng một cách hạn chế các tài liệu, tác phẩm có bản quyền mà không cần phải có sự cho phép từ người nắm giữ bản quyền.

- Được biết, học thuyết sử dụng hợp lý ghi nhận rằng việc áp dụng cứng nhắc các luật sở hữu trí tuệ (luật bản quyền) trong một số trường hợp nhất định là không hợp lý hoặc có thể kiềm chế sự sáng tạo hay ngăn người khác tạo tác phẩm gốc một cách không phù hợp. Điều đó sẽ gây tổn hại cho công chúng. Vì thế, học thuyết cho phép mọi người sử dụng tác phẩm có bản quyền của người khác mà không cần được phép trong một số trường hợp nhất định. Các ví dụ phổ biến bao gồm: chỉ trích, bình luận, báo cáo tin tức, bài giảng, học bổng và nghiên cứu.Sử dụng hợp lí là một trong những giới hạn của luật bản quyền nhằm hướng đến cân bằng lợi ích của người nắm giữ bản quyền và lợi ích của xã hội, của cộng đồng trong việc phân phối và sử dụng rộng rãi hơn các sản phẩm của lao động sáng tạo bằng cách cho phép việc sử dụng được coi là xâm phạm các tác phẩm đã được bảo hộ nhưng sử dụng ở mức độ hạn chế thì không coi là xâm phạm.

- Bên cạnh đó, sử dụng hợp lý khác với hành vi vi phạm ở chỗ là chúng cùng có hành vi được coi là xâm phạm nhưng một bên không phải chịu trách nhiệm pháp lí do có lí do hợp pháp quy định trong luật còn cái còn lại thì phải chịu trách nhiệm pháp lí, ví dụ, sử dụng hợp lí không bị coi là lạm dụng bản quyền (hành vi vi phạm).

Dựa trên các phát ngôn tự do ngôn luận do Tu chính án số 1 của Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ, trong phạm vi của Luật bản quyền Hoa Kỳ tại Điều 107 quy định: “sử dụng hợp lí” cho phép sử dụng được phép một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm các hình thức sử dụng thông qua hình thức sao chép dưới dạng bản sao hoặc bản ghi hoặc bởi bất kỳ một phương thức nào cho mục đích bình luận, phê bình, đưa tin hoặc giảng dạy (bao hàm cả việc sử dụng nhiều bản sao cho lớp học), nghiên cứu, học tập là không vi phạm quyền tác giả. Để xác định xem liệu việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp cụ thể có phải là sử dụng được phép hay không cần xem xét các yếu tố sau:

(1)  Mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, bao gồm việc sử dụng đó có tính chất thương mại không hay là chỉ nhằm mục đích giáo dục phi lợi nhuận;

(2)  Bản chất của tác phẩm được bảo hộ;

(3)  Số lượng và thực chất của phần được sử dụng trong tác phẩm được bảo hộ như là một tổng thể;

(4) Vấn đề ảnh hưởng của việc sử dụng đó đối với tiềm năng thị trường hoặc đối với giá trị của tác phẩm được bảo hộ;

Như vậy, sử dụng hợp lý “fair use” có thể được hiểu là nguyên tắc cho phép sử dụng một tác phẩm đã được pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả bảo hộ trong giới hạn mà không cần sự cho phép của tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả, sự sử dụng hợp lí này không được xâm phạm các quyền nhân thân của tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả.

So sánh pháp luật nước ngoài và pháp luật SHTT Việt Nam về vấn đề này:

Trong bài chỉ tập trung tìm hiểu chủ yếu về pháp luật của Hoa Kỳ nên trong quá trình so sánh sẽ đề cập đến pháp luật Hoa Kỳ là chủ yếu bên cạnh pháp luật các quốc gia khác.

Điểm giống:

  • Thường không quy định mức độ cụ thể (con số, số phần trăm,..) như thế nào là sử dụng hợp lí.
  • Được sử dụng tác phẩm đã được pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả không cần sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu,
  • Vấn đề “sử dụng hợp lí” đều không có tiêu chí cụ thể, rõ ràng để xác định mà đa số sẽ dựa vào Tòa án xem xét trong các trường hợp cụ thể mà giải thích. Ví dụ: tại bản án 127/2007/DS-PT Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội, cùng một hành vi trích dẫn toàn bộ 4 tác phẩm văn học nhưng Tòa án cấp sơ thẩm cho có vi phạm quyền tác giả còn Tòa án cấp Phúc thẩm cho rằng không vi phạm quyền tác giả.
  • Không phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
  • Ngoài Hoa Kỳ thì một số quốc gia khi nhóm tìm hiểu thì xác định việc sử dụng hợp lý được liệt kê giống như Luật SHTT Việt Nam, cụ thể như Luật quyền tác giả của Nhật Bản từ Điều 30 đến Điều 50 hay từ Điều 11 đến Điều 26 Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển.

Điểm khác:

Tiêu chí

Pháp luật các quốc gia khác

Pháp luật SHTT Việt Nam

Xác định việc sử dụng hợp lí

Luật bản quyền Hoa Kỳ đưa ra 4 yếu tố cụ thể cần phải đáp ứng đủ:

(1)  Mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, bao gồm việc sử dụng đó có tính chất thương mại không hay là chỉ nhằm mục đích giáo dục phi lợi nhuận;

(2)  Bản chất của tác phẩm được bảo hộ;

(3)  Số lượng và thực chất của phần được sử dụng trong tác phẩm được bảo hộ như là một tổng thể; và

(4) Vấn đề ảnh hưởng của việc sử dụng đó đối với tiềm năng thị trường hoặc đối với giá trị của tác phẩm được bảo hộ (Điều 107 Luật bản quyền Hoa Kỳ).

Việc sử dụng đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố trên là sử dụng hợp lí.

Quy định liệt kê các trường hợp “sử dụng hợp lí”.

Ghi nhận tại các điều luật: Điều 25, 26, 32, 33 Luật Sở hữu trí tuệ

Ngoại lệ

-Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì đều có thể sao chép nếu đáp ứng được các yếu tố quy định tại Điều 107 Luật bản quyền Hoa Kỳ.

- Việc sao chép một tác phẩm nhằm mục đích học tập được pháp luật quy định là hợp pháp (Điều 107 Luật bản quyền Hoa Kỳ).

- Bình luận thời sự chính trị, kinh tế hoặc xã hội đăng tải trên báo hoặc tạp chí không được sao chép vào các bài viết mang tính nghiên cứu khoa học( Điều 39 Luật quyền tác giả Nhật Bản)

- Quyền tác giả không ngăn cản việc sử dụng tác phẩm trong việc quản lý của cơ quan tư pháp hoặc công an( Điều 26b Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển)

- Tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính thì cũng không được sao chép dù là nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy hay lưu trữ trong thư viện (Khoản 3 Điều 25 Luật SHTT).

- Việc sao chép nhằm mục đích học tập không được xem là hợp pháp.

Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không thừa nhận sao chép nhằm mục đích học tập thuộc trường hợp giới hạn quyền tác giả. Cách tiếp cận này có cơ sở với giả thiết nếu học sinh, sinh viên được tự do sao chép mỗi người một bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu… để phục vụ cho việc học tập thì sách in sẽ không bán được (vì giá thành photocopy tác phẩm chắc chắn sẽ rẻ hơn mua sách in) và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu tác phẩm trong việc khai thác tác phẩm.

Mức độ cụ thể được xem là sử dụng hợp lí

- Luật Bản quyền Anh cho phép người sử dụng sao chép tới 10% nhưng không quá một chương của một cuốn sách.

- New Zealand vấn đề sao chép tác phẩm tại thư viện phải tuân thủ Luật Bản quyền 1994. Trong luật này giới hạn về quyền tác giả với số % tác phẩm hợp lý dành cho mục đích học tập, nghiên cứu của các cá nhân; giới hạn việc sao chép của các tổ chức giáo dục phi lợi nhuận nhằm mục đích giáo dục và giới hạn số lượng tư liệu sao chép từ những tác phẩm có bản quyền tại các thư viện. Thư viện có thể làm một bản sao của một tác phẩm hoặc một bài báo định kỳ cho NSD sử dụng với mức độ sao chép hợp lý; Phần trăm (%) sao chép hợp lý được dựa trên sao chép sử dụng cho mục đích nghiên cứu hoặc tự học, sao chép sử dụng cho mục đích giáo dục; Sao chép cho mục đích giáo dục có thể được thực hiện dựa theo thỏa thuận chuyển nhượng bản quyền với CLL,...

Luật SHTT Việt Nam không có quy định mực độ cụ thể.

 

 


Bài viết xem thêm