1) Cơ sở pháp lí
- Luật Thuế thu nhập cá nhân
- Nghị định 65/2013/NĐ-CP
2) Giải quyết vấn đề
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một năm, từng tháng hoặc từng lần. Thuế này thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
- Đối tượng được miễn thuế là trường hợp hàng hóa hay dịch vụ nằm trong đối tượng chịu thuế ở một mức thuế suất nhất định, có các căn cứ tính thuế rõ ràng và phải kê khai thuế đối với cơ quan thuế nhưng người nộp thuế trong trường hợp này không phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước do đáp ứng điều kiện được miễn thuế quy định trong luật.
Đối với việc miễn thuế đây là quy định nhằm thể hiện sự khuyến khích hoặc giúp đỡ một cách gián tiếp đối với người nộp thuế hoặc đối tượng chịu thuế. Thông thường, đối tượng nộp thuế phải có yêu cầu miễn giảm, sau đó cơ quan thu sẽ phê duyệt theo quyền hạn được cấp. Hơn nữa, việc miễn thuế không phải là quyền lợi đương nhiên mà phải làm thủ tục xin được miễn thuế và người yêu cầu được miễn thuế phải chứng minh loại hàng hóa, dịch vụ đó thuộc đối tượng được miễn thuế dù đối tượng miễn thuế đã được liệt kê trong luật
Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2012) quy định khoản thu nhập của cá nhân phát sinh từ tiền lương, tiền công phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Có rất nhiều các khoản thu nhập được miễn thuế.
- Theo đó, căn cứ Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP được hướng dẫn chi tiết bởi Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 12 và bổ sung bởi khoản 4, 5 Điều 12 Thông tư 92/2015/TT-BTC), sẽ có 16 trường hợp được miễn thuế. Trong 16 trường hợp được miễn thuế này thì những trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhà đất gồm 2 trường hợp bao gồm:
+ Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
+ Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
- Theo đó, đối với trường hợp “chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất” thì cá nhân chuyển nhượng có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Tại thời điểm chuyển nhượng, cá nhân chỉ có quyền sở hữu, quyền sử dụng một nhà ở hoặc một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó);
2. Thời gian cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày;
3. Nhà ở, quyền sử dụng đất ở được chuyển nhượng toàn bộ;
* Chú ý:
- Việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở.
- Cá nhân có nhà ở, đất ở chuyển nhượng có trách nhiệm kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!