CHỒNG TÁI HÔN, VỢ CÓ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON LẠI ĐƯỢC KHÔNG?

Mối quan hệ vợ chồng chấm dứt thì có làm thay đối quan hệ cha, mẹ, con không? Người mẹ có quyền với người con chung đó không? Khi có chứng cứ, chứng minh người chồng không còn đủ khả năng trực tiếp nuôi con sau khi tái hôn thì người vợ có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn hay không? Luật Nhân Hòa sẽ giải đáp vấn đề này thông qua bài viết sau đây.

1. Quyền nuôi con sau ly hôn

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn như sau:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo đó về nguyên tắc thì quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ do hai vợ chồng tự thỏa thuận với nhau trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng dựa trên các nguyên tắc sau:

- Đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng con

- Đối với con từ 7 tuổi trở lên thì phải hỏi ý kiến cuả con

- Trường hơp khác tòa án sẽ ấn định cho một người dựa trên các căn cứ như điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần để giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng. Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ; Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.

2.    Có được giành lại quyền nuôi con khi chồng tái hôn không?

Theo Khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

-Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, nếu vợ chồng có thể thỏa thuận được với nhau đi tới quyết định cuối cùng thì có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Việc thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con này của vợ chồng phải xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên, xuất phải từ lợi ích của con và được thể hiện bằng văn bản.

Trong trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, người vợ- người yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con phải chứng minh được chồng không còn đủ điều kiện trực tiếp để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của con. Cụ thể, có thể chuẩn bị những chứng cứ, điều kiện sau:

  • Chứng minh điều kiện kinh tế của người chồng sau khi tái hôn không đủ nuôi con, ngược lại điều kiện kinh tế của mình phải đảm bảo về mặt vật chất để lo cho con.
  • Chứng minh người chồng không đảm bảo nghĩa vụ chăm sóc con như không trông nom, chăm sóc cho con. Bên cạnh đó mình cần phải chứng minh được mình có khả năng chăm sóc, quan tâm, đảm bảo về mặt tinh thần tốt nhất cho con.

3. Trình tự, thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi chồng tái hôn

3.1.  Hồ sơ chuẩn bị

Hồ sơ khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện (theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)
  • Quyết định, bản án ly hôn;
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân có giá trị thay thế;
  • Bản sao sổ hộ khẩu;
  • Giấy khai sinhcủa con;
  • Các chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc làm việc của bị đơn – người đang trực tiếp nuôi con là cơ quan có thẩm quyền giải quyết

3.2. Trình tự, thủ tục

Căn cứ Điều 28, 35, 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thủ tục như sau:

Bước 1: Bạn nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

4.    Lệ phí khởi kiện giành lại quyền nuôi con

Theo Danh mục án phí, lệ phí Tòa án được ban kèm Nghị quyết 326/2016/UBTVQH, án phí sơ thẩm đối ới tranh chấp giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn là 300.000 đồng (trừ trường hợp bạn được miễn,giảm nộp tiền án phí theo Điều 12 Nghị quyết 326/2016).

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915.27.05.27

Trân trọng!

 


Bài viết xem thêm