Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng. Các quan hệ xã hội không chỉ giới hạn trong nước mà còn mở rộng ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia. Chính bởi lẽ đó, người dân được tiếp thu những nền văn hóa mới. Điều này cũng làm cho suy nghĩ về nơi định cư của họ thay đổi theo. Vậy, khi người dân rời quê hương và đi định cư ở nước ngoài (Việt Kiều) thì các quyền thừa kế di sản là quyền sử dụng đất của người thân trong nước có còn được bảo đảm hay không ? Nếu có, thì thủ tục để nhận di sản này được thực hiện như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp đầy đủ mắc trên của quý bạn đọc.
1. Quyền nhận thừa kế là quyền sử dụng đất của Việt Kiều
Theo Điểm đ Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013, cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Ngược lại, nếu không thuộc đối tượng được quy định thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó. Cụ thể, Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam
2. Có nhà, đất hợp pháp thông qua các hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu người Việt Kiều này đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định nêu trên thì sẽ được quyền hưởng thừa kế là quyền sử dụng đất.
2. Thủ tục nhận tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất của Việt Kiều
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được quy định tại Luật Công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Việc thỏa thuận phân chia di sản, việc khai nhận di sản phải được niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ an nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật công chứng 2014
Để nhận di sản thừa kế là đất đai thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt Kiều) thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trụ sở tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày.
Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Trong trường hợp di sản thừa kế là bất động sản ở nhiều địa phương thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đó.
Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót di sản thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết.
Bước 3: Ký chứng nhận
Người yêu cầu công chứng xuất trình các giấy tờ theo quy định trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của văn bản.
Bước 4: Trả kết quả
Nộp phí công chứng và nhận hồ sơ yêu cầu công chứng.
Trên đây là bài viết về “Thủ tục hưởng thừa kế là quyền sử dụng đất của Việt Kiều”. Chúng tôi hy vọng Quý khách hàng có thể vận dụng các thông tin trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, Quý khách hàng vui lòng gọi điện tới tổng đài 0915.27.05.27 của Công ty Luật Nhân Hòa để được tư vấn. Xin cảm ơn.
Quý khách có nhu cầu tư vấn pháp luật thừa kế hoặc liên hệ luật sư để bảo vệ trong các vụ án tranh chấp thừa kế, xin vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư chuyên sâu về man mảng thừa kế của chúng tôi.
CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA
Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline: 0915.27.05.27
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Trân trong!