Thay đổi người trực tiếp nuôi con là việc khởi kiện yêu cầu tòa án thay đổi quyền nuôi con mà trước đó trong quyết định cho phép ly hôn của tòa án phán quyết cho một bên (vợ hoặc chồng) có quyền nuôi bây giờ yêu cầu đổi lại cho bên kia. Vậy, bố bị nghiện ma túy, mẹ có thể kiện thay đổi quyền nuôi con được không?
1. Quyền khởi kiện đòi lại quyền nuôi con
Khi Tòa án quyết định ly hôn đồng nghĩa với việc vợ, chồng sẽ phải tự thỏa thuận về quyền nuôi con hoặc thông qua Tòa án để xác định quyền trực tiếp nuôi con.
Khởi kiện đòi quyền nuôi con sau ly hôn là quyền của một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con khi quan hệ vợ chồng chấm dứt. Tranh chấp về quyền nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng.
Người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm các chủ thể được quy định tại (khoản 1 và khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014), cụ thể là:
- Cha đẻ, mẹ đẻ của người con. Họ là người trực tiếp nuôi hoặc không được trực tiếp nuôi con theo nội dung của bản án/quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trước đó nhưng có yêu cầu đòi lại quyền nuôi con.
- Người thân thích
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em
- Hội liên hiệp phụ nữ
- 2. Điều kiện đòi lại quyền nuôi con
Trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận về quyền nuôi con thì điều kiện để đòi lại quyền nuôi con khi nhờ sự can thiệp của Tòa án là:
Điều kiện về chủ thể:
Người trực tiếp nuôi con phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con cái theo quy định tại (Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Điều kiện về vật chất (kinh tế):
- Vợ/chồng chứng minh có đủ điều kiện về vật chất như có tài sản thể hiện thông qua có công việc ổn định, có thu nhập, chỗ ở hợp pháp để nuôi sống người con và đáp ứng tối thiểu nhu cầu thiết yếu của người con.
- Mọi điều kiện về vật chất nhằm đảm bảo cho người con có được cuộc sống tốt nhất tương xứng với điều kiện của người có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc.
Điều kiện về tinh thần
- Người có quyền nuôi con không được thực hiện các hành vi bao lực gia đình đối với con cái, không để con tiếp xúc đến các tệ nạn xã hội,…
- Tạo môi trường sống, học tập, vui chơi cho người con đảm bảo hình thành và phát triển nhân cách bình thường của người con.
- 3. Bố bị nghiện ma túy, mẹ có thể kiện thay đổi quyền nuôi con được không?
Khi bị nghiện, người bố thuộc đối tượng bị bắt buộc phải đi cai nghiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 136/2016/NĐ-CP:
“1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
– Khi phải vào cơ nghiện bắt buộc, người bố sẽ không có thời gian chăm sóc, giáo dục con.
– Nhân cách đạo đức của cha mẹ: nhân cách đạo đức của cha mẹ là điều kiện được xem xét đến để xác định người nuôi con. Bởi lẽ người trực tiếp nuôi dưỡng là người có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về nhân cách đạo đức của người con. Do đó khi xem xét nếu có bằng chứng chứng minh nhân cách đạo đức của cha mẹ không tốt thì Tòa án sẽ giao con cho người còn lại nuôi dưỡng.
Với trường hợp người cha nghiện ma túy, hình ảnh người bố nghiện ngập sẽ ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ và sự trưởng thành của con. Con cái sẽ học hỏi và theo gương cha mẹ, người cha bị nghiện ma túy sẽ nêu gương xấu cho con, nếu con học theo cha thì đó sẽ là điều nguy hiểm cho cả gia đình và xã hội.
– Hoàn cảnh sống: con cái sống chung với cha/mẹ sẽ sống trong hoàn cảnh, môi trường của cha /mẹ. Nếu như môi trường, hoàn cảnh sống mà cha/mẹ đem tới không lành manh thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của con. Mà việc người con sống chung với cha có hoàn cảnh sống không lành mạnh, nghiện ngập thì không thể đảm bảo cho sự phát triển cả thể chất và nhân cách của con.
Như vậy, Tòa án giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng phụ thuộc rất lớn vào việc cha mẹ có đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục con hay không. Qua phân tích trên người cha bị nghiện ma túy hoàn toàn không đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục con. Vì vậy, khi giành quyền nuôi con, nếu người mẹ chứng minh được người bố bị nghiện ma túy thì Tòa án sẽ giao con cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Trong trường hợp nếu như cha bị nghiện ma túy nhưng hai vợ chồng vẫn thỏa thuận bố là người trực tiếp nuôi dưỡng con và Tòa án không biết được việc bố bị nghiện ma túy mà công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng thì sau khi ly hôn nếu người mẹ cung cấp được bằng chứng chứng minh bố nghiện ma túy thì hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!