CON DÂU, CON RỂ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?

Trong gia đình, nhiều khi con dâu, con rể là người gần gũi với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ hơn cả con đẻ. Con dâu, con rể có được hưởng thừa kế từ cha mẹ chồng, cha mẹ vợ hay không là một vấn đề pháp lý về thừa kế cũng khá hay và cũng được rất nhiều người quan tâm. Vậy quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Luật sư công ty Luật Nhân Hoà sẽ chia sẻ tư vấn về vấn đề này đến quý vị và các bạn thông qua bài viết dưới đây.

Theo quy định pháp luật, có hai dạng thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

1.  Con dâu, con rể hưởng tài sản thừa kế tài sản của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ theo di chúc:

Thừa kế theo di chúc được quy định tại Điều 624 và Điều 626 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể như sau:

Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Như vậy, theo quy định trên, cá nhân có tài sản có thể lập di chúc để thể hiện ý chí của mình trong việc chuyển tài sản của người đó qua cho người khác sau khi họ chết và một trong những quyền cơ bản của người lâpj do chúc là chỉ định người thừa kế, và người thừa kế ở đây không phân biệt là người có cùng huyết thống hay không, mà họ có thể chỉ định bất kỳ người thừa kế là ai, kể cả là người không có mối quan hệ gì.

Vì vậy, nếu trong trường hợp cha mẹ chồng, cha mẹ vợ lập di chúc và chỉ định rõ người thừa kế trong di chúc là con dâu, con rể của mình thì con dâu, com rể có thể hoàn toàn được hưởng thừa kế tài sản từ bố mẹ vợ, bố mẹ chồng.

2.  Con dâu, con rể hưởng tài sản thừa kế tài sản của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ theo pháp luật:

Thừa kế theo pháp luật là trường hợp thừa kế mà người để lại tài sản thừa kế không lập di chúc hoặc lập di chúc nhưng không đúng quy định pháp luật.

Thừa kế theo di chúc được quy định tại Điều 676 BLDS 2015. Cụ thể như sau:

Theo qui định tại điều 676 về “Người thừa kế theo pháp luật” của Bộ Luật Dân sự:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; 

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. 

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, con dâu không thuộc hàng thứ kế nào của bố mẹ chồng. Do đó, con dâu không được hưởng thừa kế theo pháp luật của bố mẹ chồng.

Cùng với đó, con rể không thuộc hàng thừa kế nào của bố mẹ vợ nên con rể cũng không phải là người thừa kế của bố mẹ vợ khi bố mẹ vợ chết không để lại di chúc.

Như vậy có nghĩa là, con rể và con dâu chỉ được hưởng thừa kế từ cha mẹ vợ, cha mẹ chồng lập di chúc để lại tài sản thừa kế cho họ.

Ngoài trường hợp nêu trên, người con dâu, con rể còn có thể được hưởng thừa kế từ cha mẹ chồng, cha mẹ vợ trong trường hợp con trai, con gái của người để lại di sản thừa kế chết sau khi cha mẹ chết.

Lúc này, sau khi cha mẹ chồng, cha mẹ vợ chết mà không để lại di chúc thì người con trai, con gái sẽ được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.

Nếu sau đó người này cũng chết thì phần di sản thừa kế mà người này được hưởng từ cha mẹ sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của người này gồm: vợ, chồng, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, con đẻ.

Bởi vậy, khi người chồng, người vợ chết sau khi bố mẹ chồng, bố mẹ vợ chết thì người con dâu, con rể có thể được quyền được hưởng thừa kế từ cha mẹ chồng, cha mẹ vợ.

Trên đây là chia sẻ của luật sư về các quy định pháp luật liên quan đến việc hưởng di sản thừa kế của con dâu, con rể đối với tài sản thừa kế của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ. Hy vọng sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về vấn đề này.

Quý vị và các bạn cần tư vấn, soạn thảo di chúc, phân chia di sản thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 

 

 

 

 


Bài viết xem thêm