MỘT NGƯỜI CÓ THỂ LẬP DI CHÚC ĐỂ LẠI TÀI SẢN CHUNG VỚI NGƯỜI KHÁC KHÔNG?

Câu hỏi: Kính thưa luật sư, luật sư cho tôi hỏi, anh trai tôi có góp vốn mua chung 1 căn nhà với 3 người bạn, cả 3 người hiện đang đứng đồng sở hữu trên căn nhà đấy. Giờ anh của em muốn lập di chúc để lại cho em, thì cho em hỏi có được không ạ (Anh trai em không có vợ con gì ạ). Em xin chân thành cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Về nguyên tắc thì một người được định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung nếu phần tài sản đó được xác định trong khối tài sản chung. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự quy định sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất (khoản 2 Điều 207 Bộ luật dân sự năm 2015). Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia (khoản 1 Điều 210 Bộ luật dân sự năm 2015). Việc định đoạt tài sản chung được quy định tại Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

“1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyển sở hữu của mình.

2.   Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3.    Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đói với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bản cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.

Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiền mua, chủ sở hữu chung theo phẫn trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4.    Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

5.    Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sổ hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.

6.    Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này”.

Như vậy, theo các quy định nêu trên thì di chúc của một người định đoạt cả tài sản chung với người khác (không phải là vợ hoặc chồng) chỉ hợp pháp đối với phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung.

Về các điều kiện và thủ tục để lập di chúc, bạn có thể tham khảo thêm các biết viết trên website của công ty Luật Nhân Hòa để nắm rõ hơn và tránh nhưng rủi ro dẫn đến di chúc không hợp pháp và bị vô hiệu.

Xem thêm:

Trên đây là chia sẻ của luật sư về các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề một người có thể lập di chúc để lại tài sản trong tài sản chung với người khác không. Hy vọng sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về vấn đề này.

Quý vị và các bạn cần tư vấn, soạn thảo di chúc, phân chia di sản thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 


Bài viết xem thêm