CON CỦA CON NUÔI CÓ ĐƯỢC THỪA KẾ THẾ VỊ TÀI SẢN CỦA CHA MẸ NUÔI KHÔNG?

1.  Quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ nuôi với con nuôi

Theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật nuôi con nuôi thì không có khái niệm cháu nuôi.

Luật nuôi con nuôi 2010 chỉ có quy định về quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con, giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau. Pháp luật không có quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi đối với con của con nuôi, cũng như không có quan hệ cháu nuôi. Cụ thể, điều 24 Luật nuôi con nuôi 2020 quy định như sau:

Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi

1.  Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.  Quyền thừa kế giữa cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi:

Về quyền thừa kế, theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, theo quy định trên thì cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau và có quan hệ thừa kế giống với trường hợp thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ.

3.    Con của con nuôi có được thừa kế thế vị tài sản của cha mẹ của người con nuôi để lại không?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, pháp luật đã quy định rất rõ trong hàng thừa kế thứ hai, ông bà là ông bà nội hoặc ông bà ngoại, cháu là cháu ruột của người đó. Mối qua hệ ông bà và cháu là mối quan hệ huyết thống. Do đó, cháu nuôi không thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà.

Tuy nhiên, cháu nuôi có thể được hưởng thừa kế từ ông bà trong trường hợp thừa kế thế vị theo Điều 652 Bộ luật dân sự 2015: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Như vậy, cháu nuôi không thuộc hàng thừa kế thứ hai nhưng trong trường hợp đặc biệt là thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà cha mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

Trên đây là tư vấn của luật sư đối với vấn đề “ CON CỦA CON NUÔI CÓ ĐƯỢC THỪA KẾ THẾ VỊ KHÔNG”. Hy vọng đa cung cấp được những thông tin hữu ích cho quý vị.

Quý vị và các bạn cần tư vấn pháp luật đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình, thừa kế có thể liên hệ luật sư qua thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 

 


Bài viết xem thêm