CON TRÊN 7 TUỔI CÓ PHẢI LÊN TÒA KHI BỐ MẸ LY HÔN HAY KHÔNG?

Khi ly hôn, giữa bố và mẹ thường khó đồng thuận với nhau trong việc giành quyền nuôi con, bởi ai cũng đều thương yêu và mong muốn được chăm sóc cho con trẻ. Từ góc độ thực tế, việc chăm sóc con nhỏ thường được ưu tiên chăm sóc bởi người mẹ, tuy nhiên, sẽ xem xét đến nguyện vọng các bên và điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc con.

Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên, pháp luật không quy định ưu tiên cho người mẹ mà căn cứ trực tiếp vào nguyện vọng của con và điều kiện nuôi dưỡng của các bên để đưa ra bản án. Tuy nhiên, nhiều người không rõ các quy định của pháp luật nên không biết cần làm gì để chứng minh các điều kiện nuôi con tốt hơn và các chứng cứ thể hiện bên còn lại không đủ điều kiện. Vì vậy, khi làm thủ tục ly hôn giữa hai vợ chồng, nếu con đã trên 7 tuổi thì bắt buộc con phải lên tòa.

Quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam

Pháp luật quy định về người trực tiếp nuôi dưỡng con quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Quy định về quyền nuôi con đối với từng độ tuổi của con

  • Con dưới 03 tuổi: được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
  • Con trên 03 tuổi nhưng chưa đủ 07 tuổi: căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
  • Con từ đủ 07 tuổi trở lên: ngoài căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con còn phải xem xét nguyện vọng của con.

 Như vậy, vợ và chồng có quyền thỏa thuận với nhau về việc nuôi con, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên hơn cho người mẹ nuôi nếu người mẹ có đủ điều kiện chăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái. Việc pháp luật quy định như vậy vì lúc này độ tuổi đứa trẻ còn quá nhỏ và nếu đứa trẻ người mẹ chăm sóc sẽ tốt hơn cho sự phát triển của đứa trẻ đó. Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn sẽ ngang bằng giữa hai vợ chồng. Con trên 07 tuổi khi ly hôn phải hỏi ý kiến, nguyện vọng của con vì lúc này trẻ bắt đầu có nhận thức về việc muốn ở với cha hay mẹ khi cha mẹ không còn sống chung với nhau.

Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi có yêu cầu.

Một số lưu ý về nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn

  • Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
  • Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
  • Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
  • Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
  • Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.”

Tiền cấp dưỡng khi ly hôn bao gồm những khoản nào?

Trên đây là tư vấn của luật sư đối với vấn đề “ Con trên 7 tuổi có phải lên Toà khi bố mẹ ly hôn không”. Hy vọng đã giải đáp được thắc mắc cho quý vị và các bạn về vấn đề này.

Quý vị và các bạn cần tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, giải quyết ly hôn, chia tài sản chung, con chung khi ky hôn,... có thể liên hệ luật sư qua thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 


Bài viết xem thêm