ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHẬN GIỮA KHAI NHẬN VÀ THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

1. Tìm hiểu về khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

- Theo quy định của pháp luật tại Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền hưởng thừa kế của mọi chủ thể được quyết định dựa theo di chúc hoặc theo pháp luật. Mọi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt, phân chia tài sản của mình, chuyển giao cho người khác sau khi họ qua đời.

- Để thực hiện việc thừa kế, người có quyền hưởng thừa kế phải thực hiện việc nhận di sản thông qua hoạt động khai nhận thừa kế hoặc thỏa thuận về việc phân chia di sản giữa các đồng thừa kế khác hoặc hưởng di sản theo nội dung di chúc và thực hiện chuyển quyền sở hữu di sản từ người chết sang cho người thừa kế.

- Tóm lại, khai nhận thừa kế và phân chia di sản thừa kế là những thủ tục cần thiết để người thừa kế có thể xác lập quyền sở hữu với di sản thừa kế do người đã chết để lại.

2. Điểm giống nhau giữa khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

- Chính vì đều là những thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu với di sản thừa kế nên nhiều người nhầm tưởng hai thủ tục này chỉ là một. Điểm giống nhau giữa hai thủ tục này là đều phải tuân thủ các quy định để thực hiện chuyển giao di sản thừa kế như:

+ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản qua đời;

+ Địa điểm mở thừa kế chính là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được địa điểm cuối cùng cư trú thì xác định dựa theo nơi tồn tại toàn bộ/phần lớn di sản thừa kế;

+ Đối với chủ thể hưởng di sản phải còn sống/còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Hoặc đã được sinh ra và còn sống sau khi mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người có di sản chết.

- Bên cạnh đó, trường hợp người thừa kế thực hiện việc khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản có công chứng thì đều thực hiện theo quy định tại Luật công chứng 2014. Thủ tục công chứng của hai hình thức xác lập quyền sở hữu tài sản của người thừa kế có nhiều điểm tương đồng như:

+ Về hồ sơ thực hiện công chứng: cần cung cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người để lại di sản là bất động sản/tài sản phải thực hiện đăng ký sở hữu; Thừa kế theo di chúc thì cung cấp bản di chúc; Thừa kế theo pháp luật thì xuất trình các giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân (giấy khai sinh, quyết định nhận nuôi con nuôi…);

+ Khai nhận di sản/thỏa thuận phân chia di sản đều cần thực hiện thủ tục niêm yết thụ lý công chứng trước khi tiến hành thủ tục công chứng…

3. Khác biệt giữa khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Bên cạnh nhiều điểm giống nhau đã nêu ở trên, về bản chất, hai thủ tục này có những đặc điểm khác nhau cơ bản dưới đây:

STT

Tiêu chí

Thỏa thuận phân chia di sản

Khai nhận di sản

1

Căn cứ pháp lý

Điều 57 Luật Công chứng năm 2014

Bộ luật Dân sự năm 2015

Điều 58 Luật Công chứng năm 2014

2

Đối tượng hưởng

Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc

- Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;

- Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật

3

Ý chí của người thừa kế

- Thỏa thuận phân chia từng phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng

- Phân chia di sản theo di chúc hợp pháp

Thỏa thuận không phân chia di sản đó

4

Kết quả

Xác định cụ thể phần di sản mỗi người thừa kế được hưởng theo pháp luật hoặc theo di chúc

- Chuyển quyền sở hữu di sản sang cho một người thừa kế

- Những người thừa kế là đồng sở hữu với toàn bộ di sản của người để lại thừa kế

 

Trên đây là tư vấn của luật sư đối với vấn đề “ Điểm giống và khác nhau giữa khai nhận và thoả thuận phân chia di sản thừa kế”. Hy vọng đã giúp ích được cho quý vị và các bạn trong việc giải quyết vấn đề trên.

Quý vị và các bạn cần tư vấn pháp luật về thừa kế, khai nhận di sản thừa kế, giải quyết tranh chấp về thừa kế,...có thể liên hệ luật sư qua thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 


Bài viết xem thêm