TAI NẠN LAO ĐỘNG LÀ GÌ? NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG

1. Tai nạn lao động là gì ?

Tai nạn lao động là sự cố rủi ro bất ngờ xảy ra trong quá trình lao động gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng người lao động, gắn với việc thực hiện công việc, nghĩa vụ lao động. Tai nạn lao động luôn là nội dung không thể thiếu trong pháp luật lao động của hầu hết các nước. Ở Việt Nam, được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp: tai nạn xảy ra trong giờ làm việc, tại nơi làm việc; tai nạn xảy ra ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; tai nạn xảy ra trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc của người lao động. Nguyên nhân của tai nạn lao động chủ yếu là do an toàn lao động không đảm bảo hoặc do các nguồn nguy hiểm trong sản xuất gây ra, hậu quả của nó là người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc tử vong. Vì vậy, người sử dụng lao động luôn luôn phải có trách nhiệm ngăn ngừa, bồi thường, trả các chỉ phí cấp cứu, điều trị và tiền lương trong thời gian điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động. Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra theo khoản 8 điều 3 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về khái niệm tai nạn lao động như sau:

8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

2. Phân loại tai nạn lao động

Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chết tại nơi xảy ra tai nạn;

- Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;

- Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;

- Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

3. Những trường hợp không được giải quyết trợ cấp tai nạn lao động

Căn cứ Điều 40 và Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, dù bị tai nạn trên thực tế nhưng người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không được hưởng trợ cấp tai nạn lao động:

1 - Bị tai nạn thuộc các trường hợp quy định nhưng mức độ suy giảm khả năng lao động dưới 5%.

Theo khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, các tai nạn được xem xét hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:

  • Tai nạn xảy ra tại nơi làm việc và trong giờ làm việc.
  • Tai nạn xảy ra xgoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi người lao động thực hiện công việc theo yêu cầu của phía người sử dụng lao động.
  • Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2 - Bị tai nạn do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn cho người đó mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

3 - Bị tai nạn do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.

4 - Bị tai nạn do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Các chất ma túy, chất gây nghiện trong trường hợp này là các chất thuộc Danh mục chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 60/2020/NĐ-CP.

Trên đây là tư vấn của luật sư đối với vấn đề “ Tai nạn lao động là gì? Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động”. Hy vọng đã giải đáp được thắc mắc cho quý vị và các bạn về vấn đề này.

Quý vị và các bạn cần tư vấn pháp luật dân sự, lao động, hình sự, hành chính,...có thể liên hệ luật sư qua thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 


Bài viết xem thêm