KHƯỚC TỪ TÀI SẢN LÀ GÌ? KHƯỚC TỪ TÀI SẢN CÓ BẮT BUỘC CÔNG CHỨNG KHÔNG?

1. Khước từ tài sản là gì?

Khước từ tài sản không phải là thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản luật mà hiện nay, việc khước từ tài sản được hiểu là từ chối tài sản. Đặc biệt, việc khước từ tài sản thường được đề cập đến trong lĩnh vực thừa kế và hôn nhân và gia đình:

- Khước từ tài sản là di sản thừa kế thì chính là hình thức của từ chối nhận di sản thừa kế. Theo đó, căn cứ Điều 620 Bộ luật Dân sự, từ chối nhận di sản thừa kế là quyền của người thừa kế trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác.

- Khước từ tài sản vợ chồng là văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà trong đó hai vợ chồng thoả thuận tài sản là tài sản chung của một trong hai người, người còn lại không có quyền sở hữu tài sản đó. Hay nói cách khác, đây chính là văn bản xác định tài sản riêng của vợ chồng.

Như vậy, khước từ tài sản được hiểu là văn bản thể hiện việc từ chối/không nhận đó là tài sản của mình. Việc khước từ tài sản là cách gọi thông thường của việc từ chối di sản thừa kế (tài sản là di sản thừa kế) hoặc của việc thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng mà trong đó một người không nhận tài sản là của mình.

2. Quy  định của pháp luật về khước từ tài sản:

Như đã phân tích ở trên, việc khước từ tài sản được chia làm hai trường hợp, cự thể từng trường hợp như sau:

-       Đối với trường hợp từ chối di sản thừa kế:

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận hướng dẫn như sau: 

"Điều 620. Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản."

Theo đó, khi thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế thì người thừa kế phải lập văn bản từ chối nhận di sản gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. 

-   Đối với trường hợp thỏa thuận tài sản của vợ chồng:

Theo Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình, văn bản về việc thoả thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. Do đó, việc khước từ tài sản trong trường hợp này phải được công chứng hoặc chứng thục và được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Do đó, có thể thấy, tuỳ vào từng trường hợp khước từ tài sản mà bắt buộc văn bản khước từ phải được công chứng hoặc chứng thực không. Đồng nghĩa, không phải bất kỳ văn bản khước từ tài sản nào cũng phải công chứng hoặc chứng thực.

Trên đây là tư vấn của luật sư đối với vấn đề “Khước từ tài sản là gì? Khước từ tài sản có bắt buộc phải công chứng không?”. Hy vọng đã giúp ích được cho quý vị và các bạn trong việc giải quyết vấn đề trên.

Quý vị và các bạn cần tư vấn pháp luật thừa kế, khai nhận di sản thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế,... có thể liên hệ luật sư qua thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 


Bài viết xem thêm