DI CHÚC SAI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÓ HỦY BỎ ĐƯỢC KHÔNG?

1. Hủy bỏ di chúc là gì?

Là việc người để lại di chúc, thông qua hành vi pháp lý hợp pháp để tuyên bố hủy hoặc không công nhận tất cả các di chúc do mình đã lập trước đó.

Việc hủy bỏ di chúc là làm tiêu hủy hiệu lực pháp lý của di chúc trước nhưng không bao hàm cả việc đưa ra một di chúc mới.

Các trường hợp di chúc bị hủy bỏ:

- Đặc thù đối với di chúc miệng thì sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

 -Các di chúc được lập bằng văn bản, người lập di chúc có quyền hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

- Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Ngoài chủ thể lập di chúc, không ai đương nhiên có quyền hủy bỏ di chúc.

Trường hợp, sau khi người lập di chúc chết, các bên có căn cứ cho rằng di chúc không hợp pháp vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Tranh chấp yêu cầu hủy bỏ di chúc không đồng nghĩa với yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên vô hiệu đối với di chúc đó.

 2.Thủ tục hủy bỏ di chúc

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về thủ tục hủy bỏ di chúc mà chỉ có quy định về các phương thức hủy bỏ di chúc, như:

- Người lập di chúc không thừa nhận giá trị của di chúc do mình lập trước đó có thể hủy bỏ di chúc bằng hành vi cụ thể để tiêu hủy toàn bộ di chúc đã được lập.

- Người để lại di chúc đã định đoạt một tài sản bằng di chúc nhưng sau đó lại định đoạt đối với tài sản bằng hành vi pháp lý khác như tặng cho, mua bán, cầm cố thế chấp,… cũng được xem là hủy bỏ gián tiếp đối với di chúc đã lập.

3.  Thủ tục giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc

Nếu có tranh chấp hủy bỏ di chúc thì thủ tục giải quyết như sau:

Vì di chúc là một giao dịch dân sự nên tranh chấp hủy bỏ di chúc được xem xét là tranh chấp về giao dịch dân sự. Do đó, căn cứ Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc:

Bước 1: Nếu phát hiện di chúc hiện đang áp dụng cho việc phân chia di sản thừa kế vô hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp thì được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

Bước 2: Sau khi xem xét đơn khởi kiện, nếu đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ gửi người khởi kiện thông báo đóng tạm ứng án phí giải quyết vụ án. Khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án.

Bước 3: Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án;

Bước 4: Xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị).

Trên đây là tư vấn của luật sư đối với vấn đề “ Di chúc sai quy định pháp luật thì có thể huỷ bỏ được không?”. Hy vọng đã giúp ích được cho quý vị và các bạn trong việc giải quyết vấn đề trên.

Quý vị và các bạn cần tư vấn pháp luật về thừa kế, khai nhận di sản thừa kế, giải quyết tranh chấp về thừa kế,...có thể liên hệ luật sư qua thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 


Bài viết xem thêm