KHI NÀO THÌ CON RIÊNG ĐƯỢC NHẬN THỪA KẾ CỦA MỆ KẾ, CHA DƯỢNG?

1. Một số khái niệm liên quan

1.1. Di sản là gì?

Theo quy định tại Điều 612 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

1.2. Người thừa kế là gì?

Theo quy định tại Điều 613 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

1.3. Con riêng là gì?

Con riêng được hiểu là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác. Tức là trước khi người vợ hoặc người chồng kết hôn, họ đã có con với người khác, hoặc cũng có trường hợp con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng là do người vợ đã có thai trước đó với người khác hoặc do Tòa án xác định người chồng là cha của con do người phụ nữ khác sinh ra.

2. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mẹ kế, cha dượng đối với con riêng:

Luật Hôn nhân và gia đình quy định, quyền và nghĩa vụ của mẹ kế, cha dượng đối với con riêng của bên kia gồm:

- Thương yêu, tôn trọng ý kiến của con

- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc việc học hành, giáo dục con

- Không được phân biệt đối xử giữa các con

Bên cạnh đó, dù là con riêng nhưng nếu người này cùng chung sống với mẹ kế, cha dượng thì cũng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ như một người con đối với cha mẹ. Cụ thể, Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, con cái phải có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu.

3. Những trường hợp con riêng được nhân di sản thừa kế của mệ kế, cha dượng

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người hưởng di sản thừa kế được chia thành 3 nhóm sau đây:

- Hàng thứ 1 gồm vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi

- Hàng thứ 2 gồm ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột gọi người chết là ông bà nội ngoại.

- Hàng thứ 3 gồm cụ nội ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì ruột, cháu ruột gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì, ruột, chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, theo quy định trên, con riêng không thuộc trường hợp được hưởng di sản thừa kế. Tuy vậy, người này vẫn có thể được hưởng thừa kế trong các trường hợp sau đây:

3.1. Người có di sản để lại di chúc cho con riêng

Bởi quyền để lại tài sản sau khi chết là quyền của người để lại di sản. Do đó, khi để lại di sản thừa kế, người lập di chúc để tài sản của mình cho con riêng thì người con riêng được quyền hưởng thừa kế.

Tất nhiên, lúc này, di chúc phải hợp pháp theo quy định của pháp luật.

3.2. Khi cha dượng, mẹ kế chung sống với con riêng

Ngoài ra, Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Theo đó, con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.

Trên đây là tư vấn của luật sư đối với vấn đề “Khi nào thì con riêng được hưởng tài sản thừa kế của cha dượng, mẹ kế?”. Hy vọng đã giúp ích được cho quý vị và các bạn trong việc giải quyết vấn đề trên.

Quý vị và các bạn cần tư vấn pháp luật thừa kế, khai nhận di sản thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế,... có thể liên hệ luật sư qua thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 


Bài viết xem thêm