NGƯỜI MANG QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI CÓ ĐỨNG TÊN SỞ HỮU NHÀ TRÊN SỔ HỒNG TẠI VIỆT NAM ĐƯỢC KHÔNG?

Hiện nay nhu cầu sở hữu nhà đất tại Việt Nam của người mang quốc tịch nước ngoài ngày càng tăng cao, xuất phát từ mục đích có thể là đầu tư, làm của để dành hoặc cũng có thể là nơi để những người con xa quê tìm về khi tuổi xế chiều.

Vấn đề ngừời mang quốc tịch nước ngoài có được đứng tên sở hữu nhà ở taị Việt Nam giống như người Việt Nam hay không là một vấn đề pháp lý không mới nhưng để hiểu rõ cụ thể, sâu sắc và chính xác cả về về  vấn đề pháp lý lẫn thực tế như thế nào thì không hẳn nhiều người biết và nhiều người đang sinh sống tại nước ngoài vẫn còn đang rất hoang man, hoài nghi về vấn đề này và thực tế vẫn còn đến hơn 90% người đang ở nước ngoài vẫn gửi tiền từ nước ngoài về Việt Nam và nhờ người thân đứng tên mua bán sở hữu nhà đất dùm vì nghĩ rằng mình không thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam được, từ đó cũng dẫn đến những vần đề không mong muốn và những rủi ro đáng kể khi mua nhà bằng hình thức này. Vì vậy, video này sẽ giúp quý vị hiểu rõ các vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến vấn đề này, cụ thể là người mang quốc tịch nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được hay không? Và được sở hữu đối tượng nhà ở là nhà ở như thế nào? Mời quý vị cùng theo dõi!

  1. 1.     Khái niệm về người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được hiểu tương đối thông nhất.

Điều 3 khoản 3 Nghị định Số:138/2006/NĐ-CP quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Khái niệm này được khẳng định lại tại Điều 3 khoản 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 như sau: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Như vậy, theo khái niệm trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm 2 loại là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

- Công dân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam (Điều 49 Hiến pháp năm 1992).

- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (Điều 3 khoản 4 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008).

  1. 2.             Các đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam

Theo quy định tại Điều 7 Luật nhà ở 2014 thì:

Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

  1. 3.       Điều kiện để sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 8 Luật nhà ở 2014: 

Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

  1. 4.     Giấy tờ chứng minh các đối tượng được sở hữu nhà ở

Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2015

Điều 5. Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở

1. Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì phải có giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.

2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy qua những phân tích trên, chúng ta đã hiểu rõ là người mang quốc tịch nước ngoài hoàn toàn có thể đứng tên sở hữu nhà đất tại Việt Nam như người Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định.

Trên đây là tư vấn của luật sư đối với vấn đề “Người mang quốc tịch nước ngoài có được đứng tên sở hữu nhà ở nhà đất tại Việt Nam được không?”. Hy vọng đã giúp ích được cho quý vị và các bạn trong việc giải quyết vấn đề trên.

Quý vị và các bạn cần tư vấn pháp luật về đất đai, thực hiện các thủ tục pháp lý nhà đất, giải quyết tranh chấp đất đai,... có thể liên hệ luật sư qua thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Bài viết xem thêm