1. Chủ trọ có được giữ căn cước công dân của người thuê nhà không?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13, chủ trọ không được phép giữ Căn cước công dân (CCCD) của người thuê trọ bởi thẻ CCCD chỉ bị tạm giữ trong các trường hợp dưới đây:
- Công dân đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc vào trường giáo dưỡng.
- Đang bị tam giam, tạm giữ hoặc đang chấp hành án phạt tù.
Trong thời gian này, công dân vẫn được phép dùng thẻ CCCD của mình để giao dịch. Khi hết thời hạn của các trường hợp trên, công dân sẽ được trả lại thẻ CCCD.
Đặc biệt, khoản 4 Điều 28 Luật này nêu rõ, người có quyền tạm giữ thẻ CCCD của người khác là cơ quan thi hành lệnh tạm giam, tạm giữ, thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục hoặc cai nghiện bắt buộc.
Do đó, chủ nhà trọ không phải một trong các cơ quan có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD của người khác đồng thời người thuê trọ cũng không thuộc một trong các trường hợp bị tạm giữ thẻ CCCD ở trên.
2. Giữ căn cước của người thuê trọ, chủ nhà trọ có bị phạt không?
Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 10 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Trong trường hợp chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác, cá nhân vi phạm sẽ phải chịu mức phạt này.
Hành vi thu giữ căn cước công dân mà chủ nhà trọ thực hiện trong tình huống này có thể được xem xét là hành vi chiếm đoạt, sử dụng căn cước công dân của người khác. Điều này đặt ra trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm, và theo quy định của pháp luật, họ sẽ phải chịu mức phạt tiền được nêu trong văn bản trước đó. Mức phạt này không chỉ là biện pháp trừng phạt nhằm ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm, mà còn là cách bảo vệ thông tin cá nhân và ngăn chặn lạm dụng chứng minh nhân dân của người khác.
Điều cần lưu ý là đối với tổ chức thực hiện hành vi thu giữ căn cước công dân, mức phạt áp dụng sẽ là gấp đôi so với mức phạt cá nhân. Điều này làm nổi bật sự nghiêm trọng của việc tổ chức thực hiện các hành vi vi phạm và nhấn mạnh rằng trách nhiệm pháp lý cần được áp dụng mạnh mẽ để đảm bảo tuân thủ và tránh lạm dụng thông tin cá nhân. Điều này cũng thể hiện sự chú ý đặc biệt đối với bảo vệ quyền lợi và quyền tự do của công dân trong quá trình quản lý thông tin cá nhân của họ.
3. Người thuê trọ nên làm gì gì bị chủ trọ giữ căn cước công dân?
Khi bị chủ trọ đòi giữ CCCD, người thuê trọ nhất định không được phép đưa cho chủ trọ bởi người này không có thẩm quyền để thu giữ thẻ Căn cước công dân của người khác.
Do đó, khi đã kiên quyết không giao thẻ Căn cước công dân mà chủ trọ vẫn cố tình giữ và không trả thì người đi thuê trọ có thể báo cho công an cấp xã, phường, thị trấn nơi dự kiến bạn đang ở trọ để thông báo về trường hợp này.
Đồng thời, bạn cũng có thể đề nghị công an yêu cầu chủ trọ trả lại CCCD của mình.
Khi đó, người bị giữ CCCD có thể báo đến Trưởng Công an cấp xã để được giải quyết và xử lý:
- Yêu cầu chủ trọ trả lại thẻ CCCD cho mình.
- Yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính với chủ trọ vì có hành vi chiếm đoạt, sử dụng CCCD của người khác trái phép.
Lưu ý: Khi bị người khác giữ CCCD hoặc số Chứng minh nhân dân, người thuê trọ sẽ đối mặt với các rủi ro không mong muốn dưới đây:
- Sử dụng CCCD để làm hồ sơ vay qua app hoặc vay tín chấp... do hiện nay, thủ tục vay vốn ngày càng đơn giản, nhanh chóng. Do đó, nếu để lộ số CCCD, người thuê trọ có thể bị sử dụng số CCCD để vay và trở thành con nợ dù trước đó không hề vay vốn.
- Sử dụng để đăng ký thuế, đóng bảo hiểm xã hội... Đây là một trong những rủi ro thường gặp. Khi đó, nếu sau này có phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc khi đóng bảo hiểm xã hội, người thuê trọ sẽ bị trùng mã số thuế hoặc mã số bảo hiểm xã hội và gặp khó khăn trong quá trình hưởng các chế độ.
- Bị sử dụng để mở tài khoản ngân hàng...
- Bị sử dụng để đăng ký sim chính chủ. Khi đó, nếu chủ trọ gọi điện thoại, nhắn tin... phát sinh nhiều cước phí sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chủ sở hữu CCCD...
Trên đây là tư vấn của luật sư đối với vấn đề “Mức phạt của chủ trọ khi giữ căn cước công dân của người thuê”. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin pháp lý hữu ích cho quý vị và các bạn.
Quý vị và các bạn có nhu cầu tư vấn pháp lý về hôn nhân, thừa kế, nhà đất, giải quyết tranh chấp đất đai,tranh chấp tài sản khi ly hôn... có thể liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA
Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline: 0915.27.05.27
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Trân trọng!