TỘI CƯỚP TÀI SẢN

Tội cướp tài sản: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Cướp tài sản: Cướp bao nhiêu tiền thì bị phạt tù, mức phạt tù cao nhất đối với tội cướp tài sản là gì?

Cướp tài sản là một trong các tội xâm phạm về quyền sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự, nó có thể được hiểu đơn giản là hành vi dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của người khác một cách bất hợp pháp. Hiện nay, tội cướp tài sản được quy định cụ thể tại Điều 168 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017. Theo đó, cấu thành tội phạm của tội này được hiểu như thế nào, và mức phạt tù là bao nhiêu? Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Nhân Hòa xin gửi đến bạn bài viết về Tội cướp tài sản: Cấu thành tội phạm và mức phạt tù như sau:

Thứ nhất, về cấu thành tội cướp tài sản.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 168 Luật sửa đổi bộ luật hình sự 2017 có  4 yếu tố cấu thành tội cướp tài sản cụ thể như sau:

– Chủ thể của tội cướp tài sản.

Chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể thường, tức là bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Như vậy người phạm tội cướp tài sản là người đủ từ 14 tuổi trở lên, khi thực hiện hành vi phạm tội không bị mắc bệnh tâm thần, có khả năng nhận thức, và có thể điều khiển hành vi của mình. Bởi vì, tội cướp tài sản quy định trong Bộ luật Hình sự là tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý nên theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự thì nếu người từ đủ 14 tuổi nhưng dưới 16 tuổi nếu phạm tội quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

– Khách thể của tội cướp tài sản.

Tội cướp tài sản xâm phạm đến 2 mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đó là: quan hệ về nhân thân và quan hệ sở hữu tài sản. Trong đó quan hệ sở hữu tài sản là quan hệ bị xâm phạm trực tiếp.

Trong tội cướp tài sản, người phạm tội vì đạt được mục đích mà sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực khiến người bị hại không thể chống cự, ngoài ra còn có thể gây thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng của người mà đối tượng nhắm tới, đây là xâm phạm quan hệ nhân thân. Và mục đích chính của người phạm tội này là để chiếm đoạt tài sản của người bị hại một cách bất hợp pháp, cho nên đây là xâm phạm trực tiếp đến quan hệ tài sản.

– Mặt chủ quan của tội phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm ở đây là yếu tố lỗi của tội phạm, đối với tội cướp tài sản, lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội biết rõ hành vi cướp tài sản là vi phạm pháp luật, nhưng vẫn thực hiện nhằm mục đích vụ lợi, chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp. 

– Mặt khách quan của tội phạm.

Về hành vi: Đối với tội cướp tài sản, người phạm tội có một trong những hành vi sau đây:

+ Hành vi dùng vũ lực:

Hành vi sử dụng vũ lực là hành vi người phạm tội sử dụng sức mạnh thể chất hoặc sử dụng các loại vũ khí tấn công trực tiếp vào người sở hữu tài sản, ép buộc họ phải giao nộp tài sản cho người phạm tội. Sức mạnh thể chất có thể hiểu là sức mạnh của chính bản thân người phạm tội, như là thực hiện đánh đấm, bóp cổ, hạ gục người bị hại… Vũ khí sử dụng có thể là gậy gộc, gạch đá, dao, súng hoặc các loại phương tiện phạm tội khác tác động trực tiếp vào thân thể nạn nhân.

Hành vi này khiến nạn nhân không thể chống cự, tê liệt, mất khả năng chống cự, từ đó người phạm tội có thể chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

+ Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc:

Nếu hành vi dùng vũ lực là đã thực hiện tác động vào thân thể của người sở hữu tài sản, thì hành vi đe dọa sử dụng vũ lực là việc người phạm tội cũng sử dụng sức mạnh thể chất, hoặc sử dụng vũ khí khiến cho người sở hữu tài sản hiểu rằng nếu không giao tài sản người phạm tội sẽ sử dụng vũ lực ngay sau đó, khiến họ không còn ý chí kháng cự và phải giao nộp tài sản cho người phạm tội.

+ Có những hành vi khác không phải là vũ lực nhưng khiến cho nạn nhân không thể kháng cự hoặc không dám kháng cự:

Các hành vi khác ở đây có thể được hiểu là người phạm tội không trực tiếp sử dụng sức mạnh thể chất hay vũ khí để tác động đến người bị hại nữa mà sử dụng các thủ đoạn tinh vi hơn, như là dùng thái độ, lời nói, hoặc các công cụ như vũ khí giả, thuốc gây mê.. tác động đến tinh thần và thể chất của nạn nhân, khiến họ không thể kháng cự để chiếm đoạt tài sản.

Về mục đích: Mục đích của tội cướp tài sản là để chiếm đoạt tài sản của người bị hại.

Về hậu quả: Hậu quả của tội cướp tài sản là tài sản bị của người sở hữu bị chiếm đoạt. Ngoài ra còn có thể xảy ra thiệt hại về sức khỏe, thân thể, tính mạng của nạn nhân.

Người phạm tội cướp tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự dù có hậu quả xảy ra hay không. Tức là chỉ cần có hành vi nhưng chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra giá trị tài sản ít hay nhiều cũng không làm ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đây sẽ là một trong những yếu tố để định khung hình phạt.

Thứ hai, về mức phạt tù khi phạm tội cướp tài sản.

Mức phạt tù của tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 như sau:

– Phạt tù từ 03 đến 10 năm:

Đây là mức phạt khi không có các dấu hiệu định khung đối với tội cướp tài sản. Khi đưa ra mức phạt trong khung hình phạt này tòa án sẽ căn cứ vào những yếu tố như là mức độ dùng vũ lực, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ, có chiếm đoạt được tài sản hay không. Chẳng hạn đối với những người thuộc trong cùng một khung hình phạt này, người sử dụng vũ lực nặng hơn thì sẽ có mức phạt cao hơn, người có nhiều tình tiết giảm nhẹ hơn sẽ phải chịu mức phạt thấp hơn người không có tình thiết giảm nhẹ, người chiếm đoạt được tài sản sẽ có mức phạt cao hơn người chưa chiếm đoạt được tài sản…

– Phạt tù từ 07 đến 15 năm đối với một trong những trường hợp:

+ Có sở dụng vũ khí, phương tiện phạm tội, hoặc sử dụng các thủ đoạn nguy hiểm. Trên thực tế, có nhiều đối tượng có sử dụng vũ khí này để tấn công nạn nhân khi thực hiện hành vi, còn nếu người này có mang theo vũ khí mà không sử dụng khi thực hiện hành vi thì không thể coi là sử dụng vũ khí để cướp tài sản. Hoặc nếu vũ khí đó là các loại vũ khí giả như dao giả, súng giả được sử dụng để đe dọa tấn công người bị hại thì đây sẽ được coi là dùng thủ đoạn nguy hiểm. 

+ Phạm tội có tổ chức, có tính chuyên nghiệp như là có nhiều người cùng bàn bạc, lên kế hoạch, và có sự phân công trong việc thực hiện hành vi cướp tài sản, hoặc người phạm tội thực hiện việc cướp tài sản một cách lặp lại, lấy việc chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp làm nguồn thu nhập chính của mình.

+ Gây thương tích, tổn hại sức khỏe người khác từ 11% đến 30%. Thương tích ở đây có thể là thương tích do hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản và cả thương tích do hành vi hành hung để tẩu thoát gây nên. 

+ Tội phạm cướp đoạt số tài sản của nạn nhân trị giá 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Giá trị của tài sản được căn cứ theo giá bán của tài sản tại địa phương, và trong trường hợp cần thiết, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải thực hiện thẩm định giá tài sản để làm căn cứ quyết mức phạt của người phạm tội.

+ Người bị tấn công là những người sức khỏe yếu, khả năng kháng cự yếu như là: người già, người dưới 16 tuổi, người biết là phụ nữ có thai,.. những người này đều là những người yếu thế được pháp luật ưu tiên bảo vệ do vậy việc tội phạm cướp tài sản tấn công họ sẽ được coi là một tình tiết định khung tăng nặng của hình phạt. 

+ Gây tác động xấu đến an ninh, trật tự, an toàn của khu vực xung quanh. Khi việc cướp tài sản được lặp đi lặp lại một cách liên tục, thường xuyên ở cùng một khu vực, gây hoang mang cho nhiều người trên một địa bàn nhất định, làm cho rất nhiều người vì quá sợ hãi nên phải bỏ học, bỏ việc làm, không giám lao động sản xuất, không giám buôn bán…

+ Là đối tượng tái phạm nguy hiểm. Chẳng hạn như người này trước đó đã từng bị kết án về tội cướp tài sản nhưng chưa được xóa án tích và cả hai lần phạm tội đều là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

 Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với trường hợp:

+ Lợi dụng hoàn cảnh đang có thiên tai, dịch bệnh để thực hiện phạm tội. Do thiên tai, dịch bệnh là một hoàn cảnh khó khăn mà không một ai mong muốn, nếu tội phạm lợi dụng tình hình này để phạm tội thì đây sẽ là một tình tiết định khung tăng nặng của mức phạt tù.

+ Người bị hại bị tổn hại về mặt sức khỏe, tỷ lệ thương tổn từ 31% đến 60%. Mức độ thương tật là một yếu tố để đánh giá mức nguy hiểm của tội phạm, và tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% được đánh giá là tỷ lệ thương tật thuộc loại rất nặng.

+ Người bị hại bị đoạt mất số tài sản trị giá 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. Do đây là tài sản có giá trị rất lớn, nên người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao hơn so với khung hình phạt bên trên.

– Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với trường hợp:

+ Có người thiệt mạng. Thiệt mạng trong tội cướp tài sản không phải là hành vi người phạm tội trực tiếp dùng vũ lực để tấn công trực tiếp vào nạn nhân với mục đích làm nạn nhân thiệt mạng để cướp tài sản, mà là trong quá trình thực hiện cướp tài sản, thủ phạm không mong muốn nạn nhân chết nhưng vẫn bỏ mặc cho hậu quả vẫn xảy ra, ví dụ như là tên tội phạm trói người bảo vệ vào kho để cướp tài sản, nhưng sau khi chiếm đoạt được tài sản lại không bỏ trói cho người bảo vệ, do không có ai phát hiện nên người bảo vệ chết vì đói.

+ Có một người bị hại và người này bị thương tổn với tỷ lệ 61% trở lên. Hoặc trường hợp có hai người bị hại trở lên và mỗi người có giám định tỉ lệ thương tật của cơ quan giám định là từ 31% trở lên.

+ Số tài sản chiếm đoạt có giá trị lớn hơn năm trăm triệu đồng (500.000.000 đồng). Đây là tài sản có giá trị đặc biệt lớn, nên người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự cũng là khung hình phạt cao nhất của tội này.

+ Khi đất nước đang trong tình trạng chiến tranh, hoặc tình trạng khẩn cấp khác mà tội phạm lợi dụng tình trạng khó khăn này để phạm tội.Lúc này để quyết định hình phạt thì cần phải lưu ý dấu hiệu lợi dụng ở đâu nếu người phạm tội trong chiến tranh, tình trạng khẩn cấp mà không lợi dụng sự kiện này thì đây sẽ không phải là một căn cứ để quyết định hình phạt.

Ngoài phạt tù, người phạm tội còn có thể phải nhận các hình phạt bổ sung như là bị phạt tiền với số tiền tối thiểu là 10 triệu tối đa là 100 triệu đồng, bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm, hoặc bị phạt tịch thu tài sản. Đối với trường hợp người đang chuẩn bị thực hiện cướp tài sản (đang lên kế hoạch, đang chuẩn bị vũ khí,..) nhưng chưa thực hiện được thì cũng có thể bị phạt tù với mức phạt từ 01 đến 05 năm tù giam. 

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27                                            

Trân trọng!

 



Facebook! Google! Twitter! Zingme!


SAU BAO LÂU THÌ ĐƯỢC NỘP ĐƠN XIN XÓA ÁN TÍCH SAU KHI TÒA BÁC ĐƠN?

Thưa Luật sư, tôi bị Tòa án xử phạt 7 năm tù tội chống phá cơ sở giam giữ. Tôi đã chấp hành xong hình phạt tù và làm đơn xin xóa án tích tại Tòa án nhưng bị bác đơn. Nay tôi làm đơn xin xóa án tích có được không và Kết quả lý lịch sau khi xóa án tích như nào? Cám ơn Luật sư.

MỨC LÃI SUẤT CHO VAY CẤU THÀNH TỘI CHO VAY NẶNG LÃI

Xin chào đoàn Luật sư: Cách đây 3 năm tôi có váy tín chấp ngân hàng với số tiền 170 triệu. Và mỗi tháng tôi phải trả 4 triệu 300 nghìn tiền lãi và tiền gốc trên dư nợ giảm dần.

TỘI ĐÀO NGŨ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những lực lượng nòng cốt để bảo vệ an ninh quốc gia, mang trọng trách cao cả góp phần giúp cho đất nước phát triển, phục vụ vì lợi ích toàn dân

TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI

Quyền sống của con người luôn là quyền thiêng liêng và được coi trọng nhất .Quyền sống của con người là quyền đươc Hiến pháp Việt Nam ghi nhận đầu tiên trong các loại quyền của công dân. Quyền sống và tính mạng của con người luôn được pháp luật, Nhà nước đảm bảo bằng nhiều biện pháp bởi nếu như quyền sống của con người bị xâm phạm dẫn tới nhiều mối quan hệ xã hội liên quan sẽ bị đảo lộn, xã hội mất trật tự.

TỘI BUỐN BÁN HÀNG CẤM

Hàng cấm bao gồm những mặt hàng mà Nhà nước cấm cá nhân, tổ chức được thực hiện một trong những công đoạn đầu tư, sản xuất, lưu hành, kinh doanh, sử dụng hoặc tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ ngành nghề thuộc hàng cấm được quy định tại danh mục hàng cấm của Việt Nam.

GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT Ở ĐÂU? TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIÁM ĐỊNH THỦ TỤC

Mọi cá nhân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, điều này đã được công nhận tại Hiến pháp 2013.

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI TỘI BẮT, GIỮ, GIAM NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT

Theo quy định của pháp luật việc bắt, giữ hoặc giam người khác trái với quy định của pháp luật là hành vi xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của mỗi người, là hành vi ngăn cản sự tự do đi lại của người khác.

THỜI GIAN CAI NGHIỆN BẮT BUỘC? CÁCH ĐỂ GIẢM THỜI GIAN CAI NGHIỆN BẮT BUỘC

Ma túy là loại chất kích thích gây nghiện không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến gia đình người bị nghiện và của toàn xã hội. Có rất nhiều trường hợp tội phạm hình sự do nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng ma túy, dẫn đến tình trạng “ngáo đá”, ảo tưởng…tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và hành vi của người sử dụng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

TIỀN ÁN, TIỀN SỰ LÀ GÌ? THỜI GIAN ĐỂ XÓA TIỀN ÁN, TIỀN SỰ

on người có ai chưa từng sai lầm, có ai chưa từng vi phạm pháp luật? Mặc dù, sau khi chấp hành xong hình phạt, mức phạt, chịu trách nhiệm cho hành vi của mình thì người vi phạm, dù là vi phạm hành chính hay hình sự đều có thể trở lại cuộc sống của họ trước đây, hòa nhập với xã hội.

TỘI TỔ CHƯC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

Tội tổ chức sử dụng ma túy: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Trách nhiệm hình sự khi có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM

Tội che giấu tội phạm: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tư Vấn Luật Hình Sự

Tư Vấn Luật Hình Sự