GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT Ở ĐÂU? TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIÁM ĐỊNH THỦ TỤC

Giám định thương tật ở đâu? Trình tự, thủ tục yêu cầu giám định? Thủ tục yêu cầu giám định thương tật mới nhất năm 201

Mọi cá nhân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, điều này đã được công nhận tại Hiến pháp 2013. Do đó, bất cứ hành vi nào xâm phạm đến thân thể của cá nhân đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu hành vi này gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của cá nhân khác với tỉ lệ thương tật đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu về trách nhiệm hình sự tại các Điều 134, 135, 136, 137, 138, 139, đồng thời phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe. Vậy, khi một cá nhân bị hành vi của người khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe của mình cần phải làm như thế nào để biết được tỉ lệ thương tật mà mình đang phải chịu? Việc giám định tỉ lệ thương tật được thực hiện ở đâu và theo các trình tự, thủ tục nào?

Qua bài viết này, Luật Nhân Hòa giới thiệu đến quý bạn đọc các quy định của pháp luật hiện hành về giám định thương tật và mong rằng qua đó, chúng ta có thể  bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm về thân thể, sức khỏe.

Giám định thương tật là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về tỷ lệ thương tích hoặc tổn thương cơ thể của một người bằng kiến thức chuyên môn, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật. Kết quả giám định về tỉ lệ thương tật của cá nhân là cơ sở để xác định việc hành vi của một cá nhân có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự hay không, đồng thời cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại

1. Giám định thương tật được thực hiện ở đâu?

Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cá nhân khi bị gây thương tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe có thể điều  trị tại các cơ sở y tế, tuy nhiên, kết luận giám định xác định về tỷ lệ thương tật chỉ được công nhận khi được thực hiện tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập sau: 

– Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự (Bộ công an)

– Viện pháp y tâm thần trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực

– Viện khoa học hình sự của Bộ công an, Phòng giám định kỹ thuận hình sự của Bộ Quốc phòng, Công an cấp tỉnh.

Như vậy, khi một cá nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe do hành vi của người khác gây ra muốn xác định về tỉ lệ thương tật cần phải đến một trong những tổ chức này theo quy định của pháp luật. 

2. Trình tự thủ tục yêu cầu giám định thương tật

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cơ quan có thẩm quyền phải trưng cầu giám định trong các trường hợp sau:

– Khi có nghi ngờ về cá nhân đó gặp vấn đề trong việc nhận thức, điều khiển hành vi, khả năng khai báo,…có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều tra vụ án. 

– Giám định để xác định chính xác về tuổi trong trường hợp cần thiết

– Nguyên nhân chết người

– Thương tích, mức độ tổn hại về sức khỏe hoặc khả năng lao động

– Cần xác định các chất là ma túy hoặc chất độc, chất cháy, phóng xạ, …Xác định vũ khí quân dụng, tiền giả, vàng, bạc, đá quý,…

– Mức độ ô nhiễm môi trường.

Như vậy, trường hợp cá nhân khi bị gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe là một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định. Do đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải ra quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án.

Lưu ý: 

– Như ở trên đã đề cập, giám định thương tật cho người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe là trường hợp bắt buộc, do đó nếu cơ quan tiến hành tố tụng không ra quyết định trưng cầu giám định, người bị xâm phạm về thân thể, sức khỏe hoặc đại diện của họ có quyền đề nghị các cơ quan đó phải trưng cầu giám định.

– Nếu sau 7 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị đến cơ quan điều tra, Tòa án hoặc Viện kiểm sát mà cơ quan đó ra thông báo từ chối thì người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc người đại diện của họ có quyền tự mình yêu cầu giám định để xác định tỷ lệ thương tật của mình hoặc người mà họ đại diện.

Cá nhân cần xác định tỷ lệ thương tật hoặc đại diện của họ khi thực hiện yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức thực hiện việc giám định phải trả kết quả giám định đúng thời hạn, đúng nội dung đã yêu cầu. Nếu trong trường hợp không rõ về kết quả giám định có quyền yêu cầu tổ chức đó phải giải thích về kết quả cho mình. (Theo quy định tại Điều 22 Luật Giám định tư pháp năm 2012). 

– Trường hợp nếu xét thấy nội dung kết luận giám định thương tật chưa rõ ràng, đầy đủ hoặc có căn cứ cho rằng không chính xác thì người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định lại (Theo quy định tại điều 29 Luật giám định tư pháp năm 2012)

Bước 2: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định tiếp nhận và thực hiện giám định theo yêu cầu.  

– Cơ quan ra quyết định trưng cầu giám định hoặc cá nhân có yêu cầu giám định gửi quyết định, yêu cầu của mình đến tổ chức thực hiện giám định. 

Việc giao, nhận các tài liệu, giấy tờ trưng cầu, yêu cầu giám định được thực hiện trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện

– Tiến hành giám định cho người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe tại cơ quan giám định hoặc nơi tiến hành điều tra vụ án. 

– Sau khi tiến hành giám định thương tật, tổ chức giám định phải có kết luận giám định trong đó ghi rõ kết quả xác định về tình trạng thương tích, tổn thương sức khỏe.

Lưu ý:

– Tổ chức được yêu cầu giám định có trách nhiệm giám định thương tật trong thời gian không quá 9 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định (Khoản 1 Điều 208 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Thời hạn này cũng được áp dụng trong trường hợp trưng cầu hoặc yêu cầu giám định lại thương tật.

– Nếu hết thời gian này mà tổ chức giám định không thể thực hiện được việc giám định thương tật theo quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định thì phải kịp thời thông báo cho cơ quan trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do. 

Bước 3: Gửi kết quả giám định cho cơ quan đã trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định

– Kết luận giám định của tổ chức được yêu cầu phải được gửi đến cơ quan đã ra quyết định trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tật trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận. (Theo Khoản 2 Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).

3. Chi phí giám định thương tật

Theo quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cơ quan trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định về thương tật phải có trách nhiệm trả chi phí giám định cho tổ chức đã thực hiện giám định thương tật theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27 (Gặp Ls. Quỳnh Yên)         

Trân trọng!

 



Facebook! Google! Twitter! Zingme!


SAU BAO LÂU THÌ ĐƯỢC NỘP ĐƠN XIN XÓA ÁN TÍCH SAU KHI TÒA BÁC ĐƠN?

Thưa Luật sư, tôi bị Tòa án xử phạt 7 năm tù tội chống phá cơ sở giam giữ. Tôi đã chấp hành xong hình phạt tù và làm đơn xin xóa án tích tại Tòa án nhưng bị bác đơn. Nay tôi làm đơn xin xóa án tích có được không và Kết quả lý lịch sau khi xóa án tích như nào? Cám ơn Luật sư.

MỨC LÃI SUẤT CHO VAY CẤU THÀNH TỘI CHO VAY NẶNG LÃI

Xin chào đoàn Luật sư: Cách đây 3 năm tôi có váy tín chấp ngân hàng với số tiền 170 triệu. Và mỗi tháng tôi phải trả 4 triệu 300 nghìn tiền lãi và tiền gốc trên dư nợ giảm dần.

TỘI ĐÀO NGŨ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những lực lượng nòng cốt để bảo vệ an ninh quốc gia, mang trọng trách cao cả góp phần giúp cho đất nước phát triển, phục vụ vì lợi ích toàn dân

TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI

Quyền sống của con người luôn là quyền thiêng liêng và được coi trọng nhất .Quyền sống của con người là quyền đươc Hiến pháp Việt Nam ghi nhận đầu tiên trong các loại quyền của công dân. Quyền sống và tính mạng của con người luôn được pháp luật, Nhà nước đảm bảo bằng nhiều biện pháp bởi nếu như quyền sống của con người bị xâm phạm dẫn tới nhiều mối quan hệ xã hội liên quan sẽ bị đảo lộn, xã hội mất trật tự.

TỘI BUỐN BÁN HÀNG CẤM

Hàng cấm bao gồm những mặt hàng mà Nhà nước cấm cá nhân, tổ chức được thực hiện một trong những công đoạn đầu tư, sản xuất, lưu hành, kinh doanh, sử dụng hoặc tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ ngành nghề thuộc hàng cấm được quy định tại danh mục hàng cấm của Việt Nam.

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI TỘI BẮT, GIỮ, GIAM NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT

Theo quy định của pháp luật việc bắt, giữ hoặc giam người khác trái với quy định của pháp luật là hành vi xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của mỗi người, là hành vi ngăn cản sự tự do đi lại của người khác.

THỜI GIAN CAI NGHIỆN BẮT BUỘC? CÁCH ĐỂ GIẢM THỜI GIAN CAI NGHIỆN BẮT BUỘC

Ma túy là loại chất kích thích gây nghiện không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến gia đình người bị nghiện và của toàn xã hội. Có rất nhiều trường hợp tội phạm hình sự do nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng ma túy, dẫn đến tình trạng “ngáo đá”, ảo tưởng…tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và hành vi của người sử dụng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

TIỀN ÁN, TIỀN SỰ LÀ GÌ? THỜI GIAN ĐỂ XÓA TIỀN ÁN, TIỀN SỰ

on người có ai chưa từng sai lầm, có ai chưa từng vi phạm pháp luật? Mặc dù, sau khi chấp hành xong hình phạt, mức phạt, chịu trách nhiệm cho hành vi của mình thì người vi phạm, dù là vi phạm hành chính hay hình sự đều có thể trở lại cuộc sống của họ trước đây, hòa nhập với xã hội.

TỘI TỔ CHƯC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

Tội tổ chức sử dụng ma túy: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Trách nhiệm hình sự khi có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM

Tội che giấu tội phạm: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tư Vấn Luật Hình Sự

Tư Vấn Luật Hình Sự