Đổi họ và tên cho con: Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục mới nhất năm 2019. Trường hợp nào được thay đổi họ tên cho con, trình tự thủ tục, nơi có thẩm quyền đổi họ và tên theo quy định mới nhất 2019?
Mỗi người khi sinh ra đều có quyền mang họ tên riêng, đó là danh xưng mang tính riêng biệt của mỗi người. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mang tính chủ quan hay khách qua mà trong quá trình sinh sống họ mong muốn hay gia đình mong muốn đổi họ, tên đã có khi khai sinh. Nhưng không phải ai cũng nắm được quy định trình tự thủ tục của pháp luật quy định về vấn đề này. Do đó luật Nhân Hòa xin đưa ra một số quy định của pháp luật liên quan về vấn đề này như sau.
Thứ nhất: Những trường hợp thay đổi họ tên cho con:
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện thay đổi họ, tên cho con như sau:
+) Quyền thay đổi họ thuộc một trong các trường hợp như sau:
– Thay đổi họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ và ngược lại bố, mẹ có thể thỏa thuận về thay đổi họ cho con (Ví dụ: Ban đầu con khi đi khai sinh mang họ của mẹ nhưng sau đó có nhiều lý do mà bố mẹ có quyền thỏa thuận chuyển sang họ của cha).
– Khi nhận con làm con nuôi thì cha mẹ nuôi có quyền thay đổi họ con nuôi từ họ của cha mẹ đẻ sang họ của cha mẹ nuôi và trong trường hợp khi cha, mẹ nuôi thôi không nhận con nuôi nữa thì cha, mẹ đẻ có quyền thay đổi từ họ cha mẹ nuôi đã thay đổi trước đó sang họ ban đầu là họ cha, mẹ đẻ.
– Ngoài ra khi làm thủ tục xác định cha, mẹ con thì cha mẹ có quyền thay đổi họ của con từ họ của cha sang họ của mẹ (Ví dụ: mẹ sinh con ngoài dã thú con mang họ mẹ sau đó cha làm thủ tục xác nhận cha con thì cha mẹ có thể thỏa thuận con mang họ của mẹ).
– Con bị lưu lạc tìm thấy huyết thống bố, mẹ mình có quyền thay đổi họ hiện tại sang họ của bố hay của mẹ hoặc nêu bố mẹ mất theo họ của dòng họ mình.
– Khi bố mẹ thay đổi họ thì cha mẹ cũng có thể thay đổi họ cho con theo họ của mình.
+) Trường hợp được thay đổi tên:
– Để thay đổi tên đã đăng kí khai sinh phải đáp ứng được những điều kiện như tên gọi đó bị gây nhầm lẫn, khó gọi, tên gọi đó gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, danh dự, nhân phẩm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người đó. (Ví dụ: như tên đó mang ý nghĩa không tốt đẹp, gây nhầm lẫn ảnh hưởng đến công việc, đời sống của con, trùng tên với người lớn tuổi trong nhà mà người lớn tuổi đó không đồng ý gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, dòng họ).
– Khi nhận con nuôi mà cha mẹ nuôi muốn thay đổi tên con nuôi mà bố mẹ đẻ hay cá nhân, tổ chức đã đặt cho con cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tâm lý, tình cảm bên gia đình nhà bố, mẹ nuôi và ngược lại khi thôi con nuôi bố,mẹ đẻ nhận lại con mà muốn thay đổi tên của con.
– Khi làm thủ tục xác nhận cha, mẹ con theo quy định của pháp luật thì cha hoặc mẹ có thể thỏa thuận về vấn đề thay đổi tên cho con.
– Tìm được con khi con bị lưu lạc, mất tích cha, mẹ có thể thay đổi tên của con cho phù hợp.
– Khi làm thủ tục chuyển giới tính từ nam sang nữ và ngược lại cá nhân hoặc bố, mẹ có quyền thay đổi tên cho con. Ngoài ra còn có thể thay đổi tên trong những trường hợp khác do pháp pháp luật quy định.
Thứ hai: Điều kiện thay đổi họ, tên cho con:
– Trường hợp thay đổi họ, tên của con từ đủ trên 18 tuổi phải do sự đồng ý của người đó.
– Nếu con dưới 18 tuổi việc tay đổi họ, tên của con phải có sự đồng ý của cha, mẹ người yêu cầu thay đổi và được ghi rõ ràng trong lời khai. Ngoài ra đối với bạn đã đủ từ 09 tuổi trở lên còn cần phải có sự đồng ý của bạn đó nhằm mục đích tôn trọng ý kiến cũng như quyền nhân thân, quyền và lợi ích hợp pháp của bạn đó vì tên sẽ là gắn bó suốt đời đối với một cá nhân.
Thứ ba: Hồ sơ:
Khi làm thủ tục cải chính thông tin hộ tịch cần có những giấy tờ sau:
– Giấy khai sinh bản chính của người cần thay đổi thông tin họ, tên;
– Tờ khai theo mẫu quy định của pháp luật;
– Người đi làm cần mang theo chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu để chứng minh mối quan hệ và tư cách pháp lý để làm việc.
Thứ tư: Trình tự, thủ tục thay đổi họ, tên.
Căn cứ Điều 28, Luật hộ tịch 2014 quy định về trình tự, thủ tục thay đổi họ, tên như sau:
Người yêu cầu nộp hồ sơ như đã nêu ở trên cho bộ phận Tư pháp – Hộ tịch. Trường hợp con từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ nộp ở cấp huyện còn dưới 14 tuổi sẽ nộp hồ sơ ở cấp xã. Trong thời hạn 03 gày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ mà hồ sơ phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật thì cán bộ Tư pháp – Hộ tich ghi thông tin vào sổ hộ tịch và cùng với người yêu cầu kí vào sổ hộ tịch, cải chính thông tin hộ tịch, báo cáo với Chủ tịch ủy ban nhân cấp trích lục cho người yêu cầu. Ngoài ra công chức Tư pháp – Hộ tịch phải ghi nội dung thay đổi vào giấy khai sinh.
Nếu người làm thủ tục yêu cầu cải chính thông tin hộ tịch không phải làm thủ tục thay đổi tại nơi đăng kí ban đầu thì Ủy ban nhân dân sẽ phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để nghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp đăng kí hộ tịch trước đây là ở Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân phải thông báo bằng văn bản cùng với bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ ngoại giao để Bộ ngoại giao chuyển đến Cơ quan đại diện nơi ngày trước đang kí hộ tịch để ghi vào sổ hộ tịch.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!