Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư!
Tôi có một câu hỏi muốn hỏi Luật sư như sau: Bố mẹ chồng tôi trước đây đi làm được phân 2 nhà, mua một nhà: một nhà không có sổ đỏ (chị chồng tôi đang ở cùng gia đình chị), một nhà sổ đỏ mang tên bố chồng tôi (hiện gia đình tôi và gia đình anh thứ hai ở), nhà mua thì anh cả ở. Gia đình chồng tôi có 5 anh em, mẹ chồng vẫn còn, bố chồng tôi đã mất năm 2014 (bố mẹ chồng tôi không có giấy đăng ký kết hôn vì bố tôi đã từng có vợ ở quê do gia đình cưới cho nhưng không đồng ý nên bỏ quê đi làm). Vậy nay bố chồng tôi mất không để lại di chúc gì thì tài sản (cả nhà có sổ và không có sổ) đó sẽ được xử lý như thế nào? Và Luật sư cho tôi hỏi một vấn đề nữa là chồng tôi giờ muốn tách khẩu nhưng vẫn ở chung trên cùng mảnh đất có sổ đỏ đó thì việc thừa kế tài sản có ảnh hưởng gì không. Thực tế nếu bình thường thì tôi sẽ không hỏi vì bố chồng tôi đã tính nhà có sổ sẽ chia cho gia đình tôi và anh thứ hai hiện đang ở, còn nhà mua thì anh cả chồng tôi đang ở, còn ngôi nhà được cấp thì chị chồng đầu đang ở vì chị không có nhà. Nhưng vì năm 2014 khi bố chồng tôi chưa mất (bị tai biến không còn bình thường), chị chồng thứ hai cùng mẹ chồng tôi đã tự viết giấy sang tên đổi chủ ngôi nhà có sổ đỏ lấy tay điểm chỉ vào (vì chị chồng tôi bị vỡ nợ, nợ rất nhiều và được một người có đường dây trong địa chính huyện hướng dẫn) và sổ đỏ đã được chuyển sang tên của chị ấy nhưng sau gia đình phát hiện thì sổ đỏ lại được chuyển lại tên bố chồng tôi.
Rất mong Luật sư tư vấn giúp gia đình tôi vì chị chồng tôi vẫn đang có ý định chiếm tài sản đó. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT NHÂN HÒA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT NHÂN HÒA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2015;
– Luật Cư trú 2006
2. Giải quyết vấn đề:
Thứ nhất: Xác định quan hệ vợ chồng và phân chia di sản thừa kế:
Do không có căn cứ xác định thời điểm bố mẹ chồng bạn sống chung như vợ chồng với nhau trước hay sau ngày 1 tháng 3 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 nên chưa xác định được pháp luật có coi 2 người là vợ chồng hay không.
* Trường hợp thứ nhất: Bố mẹ chồng bạn chung sống trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 thì bố mẹ chồng bạn được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, thì đối với tài sản được tạo lập bằng công sức đóng góp của 2 vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ được xác định là tài sản chung của 2 vợ chồng. Theo đó, 2 căn nhà được phân và một căn nhà mua chung của bố mẹ chồng sẽ được xác định là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tuy nhiên, bạn cần xác định xem trong trường hợp này, người vợ trước của bố chồng bạn có quan hệ hôn nhân hợp pháp hay không? Nếu cũng bố chồng bạn với vợ cũ cũng được xác nhận là có quan hệ hôn nhân hợp pháp thì trong trường hợp này, những tài sản được tạo lập do công sức của bố chồng bạn hoặc người vợ cũ thì đều xác đinh là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; như vậy, việc xác định phần tài sản của bố chồng bạn cụ thể như thế nào phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân cụ thể của bố bạn.
* Trường hợp thứ hai: Bố mẹ chồng bạn chung sống từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 thì do bố mẹ chồng bạn không có đăng ký kết hôn nên về mặt pháp lý sẽ không được công nhân là vợ chồng.
Do đó, tài sản bảo gồm 3 căn nhà thì sẽ phải xác định rõ phần tài sản của ba chồng và mẹ chồng bạn trong khối tài sản chung theo quy định của pháp luật dân sự.
khi bố bạn mất, do bố chồng bạn không để lại di chúc thì phần tài sản của bố bạn trong khối tài sản chung sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế, việc xác định hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ/chồng, con, bố/mẹ để
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông /bà nội/ngoại, anh/chị/em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông/bà nội/ngoại
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ /cụ ngoại; bác/chú/cậu/cô/dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết
Những ngường trong cùng hàng thừa kế sẽ được chia thành các phần bằng nhau.
Như vậy, trong trường hợp này, ngoài mẹ chồng và chị chồng bạn ra, chồng bạn và những người con khác của bố chồng bạn cũng được hưởng phần di sản thừa kế của bố chồng bạn.
Thứ hai: sự ảnh hưởng của việc tách hộ khẩu thường trú tới việc chia thừa kế:
Việc tách hộ khẩu thường trú của gia đình bạn không ảnh hưởng đến việc chia thừa kế. Việc tách sổ hộ khẩu được thực hiện theo quy định của Điều 27 Luật Cư trú. Trong khi việc chia thừa kế theo pháp luật dựa vào những người trong hàng thừa kế ( thể hiện thông quá mối quan hệ về hôn nhân, huyết thống) chứ không căn cứ vào những người có hay không có hộ khẩu cùng với người để lại di sản thừa kế. Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định nào quy định người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật phải đáp ứng điều kiện là có cùng hộ khẩu thường trú với người để lại dí ản mới được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Vì vậy, chồng bạn có thể tách hộ khẩu thường trú không ảnh hưởng đến việc nhận di sản thừa kế
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!