MẸ KẾ KHÔNG ĐỂ LẠI DI CHÚC, CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC THỪA KẾ DI SẢN KHÔNG?

Tóm tắt câu hỏi:

Kính thưa luật sư, tôi và chồng đã kết hôn được 5 năm và có 1 con chung. Trước khi kết hôn với tôi, chồng tôi có 1 con riêng với người vợ trước. Hiện cháu đang ở chung với vợ chồng tôi. Tôi đang băn khoăn và lo lắng một số vấn đề về quyền thừa kế tài sản để tránh xảy ra tranh chấp về sau. Tôi mong muốn được tư vấn về một số vấn đề sau:

1. Làm thế nào để con riêng của chồng tôi không thể tranh chấp thừa kế với các con của tôi?

2. Bố mẹ đẻ của tôi có tài sản để lại cho tôi, vậy tài sản đó là tài sản riêng của tôi hay tài sản chung của 2 vợ chồng? Nếu chung, làm sao để tài sản đó là của riêng tôi?

3. Nếu tôi yêu cầu chồng tôi viết giấy giao toàn bộ tài sản của chồng tôi cho tôi và các con của tôi với chồng tôi thì có được không? Khi đó con riêng của chồng tôi có quyền khởi kiện đòi thừa kế không?

4. Theo quy định pháp luật, con riêng của chồng có được hưởng tài sản thừa kế từ mẹ kế không?

Rất mong nhận được sự tư vấn của công ty một cách sớm nhất. Xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Luật Nhân Hòa. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

I. Căn cứ pháp lý:

– Luật hôn nhân gia đình 2014.

– Bộ Luật dân sự 2015.

II. Giải quyết vấn đề:

1. Về việc hưởng thừa kế của con riêng của chồng:

Theo quy định Bộ luật dân sự 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Khi chồng bạn mất, không để lại di chúc thì di sản thừa kế của chồng bạn sẽ được chia theo pháp luật. Chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy, con riêng của chồng bạn là người hưởng thừa kế theo pháp luật của chồng bạn. Do đó, người này vẫn được hưởng thừa kế khi chồng bạn mất mà không có di chúc để lại.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Để người con riêng của chồng không được hưởng thừa kế của chồng bạn thì chồng bạn phải lập di chúc định để lại toàn bộ tài sản cho bạn và con bạn hoặc hợp đồng tặng cho tài sản cho bạn và con bạn thì khi đó người con riêng sẽ không được hưởng trừ trường hợp không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015.

2. Bố mẹ đẻ của tôi có tài sản để lại cho tôi, vậy tài sản đó là tài sản riêng của tôi hay tài sản chung của 2 vợ chồng? Nếu chung, làm sao để tài sản đó là của riêng tôi? 

Tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

– Tài sản chung của vợ chồng gồm:

+ Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

+ Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

– Tài sản riêng gồm: Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân vợ, chồng ngoài tài sản chung vẫn có thể có tài sản riêng.

Theo như bạn trình bày, bạn được bố mẹ bạn tặng cho tài sản cho bạn trong thời kỳ hôn nhân. Nếu là tặng cho riêng bạn trong thời kỳ hôn nhân thì đây được xác định là tài sản riêng của bạn. Nếu là tặng cho chung vợ chồng bạn thì được xác định là tài sản chung vợ chồng. Do đó sẽ căn cứ vào hợp đồng tặng cho tài sản của bố mẹ bạn và bạn để xác định đây là tài sản riêng hay tài sản chung vợ chồng. Nếu là tài sản chung vợ chồng, bạn muốn chứng minh đây là tài sản riêng của bạn thì bạn và chồng bạn phải làm văn bản thỏa thuận đây là tài sản riêng của bạn có công chứng tại Văn phòng công chứng.

3. Nếu tôi yêu cầu chồng tôi viết giấy giao toàn bộ tài sản của chồng tôi cho tôi và các con của tôi với chồng tôi thì có được không? Khi đó con riêng của chồng tôi có quyền khởi kiện đòi thừa kế không? 

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Tặng cho tài sản là sự tự nguyện của người tặng cho, không có sự ép buộc ở đây. Do đó bạn có thể yêu cầu chồng bạn làm hợp đồng tặng cho tài sản cho bạn và con bạn tuy nhiên việc tặng cho này phải tự nguyện, bạn không được "ép" chồng bạn làm việc này. Khi có hợp đồng tặng cho tài sản thì toàn bộ tài sản đã được chuyển giao cho bạn và con bạn trên ý chí tự nguyện của chồng bạn thì người con riêng không có quyền gì đối với khối tài sản của chồng bạn bởi chồng bạn có quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Bạn cũng lưu ý, hình thức hợp đồng tặng cho tài sản nếu là bất động sản, tài sản đăng ký quyền sở hữu như xe máy, ô tố thì phải có công chứng hoặc chứng thực.

4. Con riêng của chồng có được hưởng di sản thừa kế của mẹ kế không?

Những người con riêng chỉ được thừa kế từ bố dượng, mẹ kế khi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con (theo Điều 654 BLDS 2015). Như vậy, trong trường hợp con riêng của chồng bạn ở chung với bạn và có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng với nhau như mẹ con ruột và người con này có chứng cứ chứng minh về quan hệ nuôi dưỡng thì cũng có quyền nhận tài sản thừa kế của mẹ kế.

 Trong trường hợp này, để nhận di sản thừa kế từ cha mẹ để lại, bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế.

 - Trường hợp tất cả các thừa kế đã thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thì thừa kế thì có thể đến tổ chức công chứng trên địa bàn nơi có thửa đất để làm văn bản khai nhận di sản thừa kế. Sau khi có văn bản thừa kế, người được hưởng di sản có thể đến Văn phòng đăng ký nhà đất để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.

 - Trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về quyền thừa kế, phân chia di sản thừa kế thì có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có thửa đất để yêu cầu Tòa án giải quyết.

 Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27

 

 



Facebook! Google! Twitter! Zingme!


NGƯỜI ỐM NẶNG, LIỆT GIƯỜNG CÓ THỂ LẬP DI CHÚC ĐƯỢC KHÔNG?

Người ốm nặng, liệt giường có lập di chúc được không?

ĐÃ ĐƯỢC BA MẸ CHO TÀI SẢN KHI CÒN SỐNG THÌ CÓ CÒN ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHI BA MẸ CHẾT KHÔNG?

Vậy luật sư cho tôi hỏi, hiện còn một căn nhà ở Thủ Đức và một mảnh đất ở Bình Thạnh của ba mẹ tôi để thừa kế lại sẽ chia cho ai?và người anh thứ hai của tôi đã được cho một căn nhà ở Thủ Đức thì nay có được chia thừa kế đối với căn nhà còn lại ở Thủ Đức và mảnh đất ở Bình Thạnh nữa hay không?

CÁC KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CÁC CHI PHÍ KHÁC KHI KHỞI KIỆN TRANH CHẤP TÀI SẢN THỪA KẾ

Khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế cần đóng những khoản án phí, lệ phí và những chi phí nào?

TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ

Công ty Luật TNHH Nhân Hòa tự hào là đơn vị luật sư đi đầu, chuyên sâu trong vấn đề tư vấn pháp luật thừa kế và giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, tận tâm, chuyên nghiệp, trách nhiệm, hết lòng vì khách hàng

TRƯỜNG HỢP CẤP GIẤY CNQSDĐ KHI KHÔNG CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA CÁC THỪA KẾ KHÁC

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có chữ ký của các thừa kế khác thì giải quyết như thế nào? Giao dịch dân sự vô hiệu? Giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu?

CÓ THỂ KIỆN PHÂN CHIA DI SẢN SAU KHI ĐÃ TỪ CHỐI DI SẢN KHÔNG?

Trong trường hợp người thừa kế đã ký văn bản từ chối nhận di sản thừa kế thì sau này có quyền khởi kiện để yêu cầu phân chia thừa kế đối với phần di sản đã từ chối hay không? Nếu di sản đã sang tên cho người khác có thể đòi lại phần di sản của mình không?

CÔ RUỘT CHẾT CHÁU CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?

Tôi có cô sống độc thân và cũng không có con, tôi về ở chăm sóc cô đến khi cô qua đời. Đến khi cô qua đời ko để lại di chúc gì , các anh chị em của cô tôi có họp giao mảnh đất của cô tôi cho tôi sử dụng nhưng không có công chứng, bây giờ tôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cán bộ địa chính nói giấy viết tay đấy không có giá trị. Vậy có đúng không thưa luật sư?tôi phải làm gì để nhận phần tài sản của cô tôi.

CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC ĐÒI DI SẢN TỪ MẸ KẾ KHÔNG?

Xin Luật sư tư vấn giúp em. Ông bà ngoại em lấy nhau sinh được một mình mẹ em ,vì không có con trai nên ông em đã ra ngoài với người khác và có thêm 3 người con 1 trai 2 gái. Đến năm 2003 thì ông em chết và ko để lại di chúc (sổ đỏ đất mang tên ông em).

QUYỀN HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ CỦA CON RIÊNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Xin hỏi, tôi sinh ra trong gia đình có 4 người con. Nhưng bố tôi và mẹ tôi đều đã có gia đình trước khi đến với nhau. Bố tối có 2 người con riêng, mẹ tôi có 1 người con riêng. Bố tôi và mẹ tôi chỉ có tôi là con chung.

THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ KHI NGƯỜI THỪA KẾ BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ

ửi luật Nhân Hòa cho em hỏi: Bố mẹ sinh đươc 2 người con. 1 người lấy vợ và ở nơi khác. Người còn lại ở với bố mẹ và không lấy vợ.

THỦ TỤC TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ CỦA CON TRAI

Chào anh chị. Em muốn hỏi về vấn đề thừa kế đất. Hiện nay gia đình em muốn làm sổ đỏ mà bố em vừa mất. Gia đình em thì còn em với anh trai, mẹ và bà nội. Nhà em đã làm đầy đủ các thủ tục theo yêu cầu của cơ quan hành chính công.

PHÂN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ KHI HẾT THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

Kính gửi Công ty Luật Nhân Hòa. Quý công ty cho tôi được tư vấn vấn đề sau: ông nội tôi đứng tên sở hữu mảnh đất mà ngôi nhà diện tích 106m2 vào năm 1962. Ông nội và bà nội tôi có với nhau 6 người con, đến năm 1993 ông nội tôi qua đời mà không để lại di chúc.

MẸ CÓ QUYỀN CHO CON TRAI TOÀN BỘ TÀI SÁN SAU KHI BỐ CHẾT KHÔNG

Gia Đình tôi có 7 người con, trong đó có 5 chị em gái và 2 em trai, nay mẹ tôi muốn cho 2 người con trai đất để làm ăn, em trai đầu của tôi đã hoàn thành thủ tục tách bằng khoán, nhưng em trai sau của tôi thì chưa

PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ KHI ĐÃ ỦY QUYỀN ĐỨNG TÊN SỔ ĐỎ

Ba tôi mất cách đây 7 năm. Trước đây 20 năm ba tôi và các cô chú đã đồng ý cho chú Út đứng ra đại diện làm sổ đỏ chung của phần đất mà ông bà nội tôi để lại, nhưng không có một văn bản ủy quyền nào của các cô chú cả, chỉ đồng ý bằng tình cảm thân thiện giữa các anh em thôi.

QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI CHẾT ĐỂ LẠI

Mẹ mình vay ngân hàng 27triệu nhưng đã mất thì mình có trách nhiệm phải trả không? Người thừa kế là anh trai mình. Mình là con thứ và không có tên trong danh sách thừa kế.

PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ KHI BỐ MẤT CÓ ĐỂ LẠI DI CHÚC

Chào luật sư, luật sư cho em hỏi trong trường hợp người cha chết để lại cho 3 người con hưởng 1/2 số di sản của mình để lại. Vậy còn 1/2 số di sản còn lại sẽ chia 4 cho con và vợ hay đương nhiên thuộc về người vợ ạ. Em xin cảm ơn?

BỐ MẤT, MẸ CÓ QUYỀN SANG TÊN NHÀ ĐẤT CHO CON KHÔNG?

Chào luật sư, em hiện ở Bình Định xin luật sư tư vấn giúp em về thủ tục sang tên sổ đỏ. Gia đình em có 6 người con, ba em mất được 4 năm nhưng không để lại di chúc mẹ em đã già yếu nên mẹ muốn sang tên sổ đỏ sang cho vợ chồng em.

CON GÁI CÓ ĐƯỢC CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?

Xin chào Luật sư Nhân Hòa. Gia đình tôi có 5 người gồm 2 người con trai, 3 con gái, mẹ tôi có một người con gái riêng khác cha. Cha tôi mất năm 2002, mẹ tôi mất sau đó 2 năm 2004 không có di chúc phân chia tài sản, tài sản là một mảnh vườn rộng 1647 m2 có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cha tôi, một ngôi nhà cấp 4 và cây ăn quả trong vườn.

DI CHÚC CHỨNG THỰC KHÔNG CÓ NGƯỜI LÀM CHỨNG CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT KHÔNG?

Di chúc có chứng thực nhưng không có người làm chứng. Các hình thức của di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của pháp luật dân sự năm 2015.

CHIA THỪA KẾ KHI VỢ CHỒNG CHƯA ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

ôi có một câu hỏi muốn hỏi Luật sư như sau: Bố mẹ chồng tôi trước đây đi làm được phân 2 nhà, mua một nhà: một nhà không có sổ đỏ (chị chồng tôi đang ở cùng gia đình chị), một nhà sổ đỏ mang tên bố chồng tôi (hiện gia đình tôi và gia đình anh thứ hai ở), nhà mua thì anh cả ở. G

LUẬT SƯ TƯ VẤN VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

chào luật sư tôi muốn hỏi trường hợp thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đất đai là thời hạn 10 năm từ ngày người có di sản chết, đến khi làm đơn đề nghị hoà giải tại UBND cấp xã hay là ngày toà thụ lý vụ án? tôi xin chân thành cảm ơn.

Thủ tục lập di chúc

Di chúc là việc thể hiện ý nguyện của người còn sống về việc định đoạt tài sản của mình sau khi đã qua đời, Công ty luật Nhân Hòa phân tích những yếu tố pháp lý xung quanh việc lập di chúc và các quy định của pháp luật về việc lập di chúc:

THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Câu hỏi: Xin chào Luật sư Nhân Hòa. Bố mẹ tôi có một mảnh đất (đất để ở, bao gồm cả nhà) tại Việt Nam, hiện tại bố mẹ tôi đã mất. Tôi là người thừa kế duy nhất, tôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã lâu. Vậy, cho tôi hỏi tôi có được hưởng di sản thừa kế là mảnh đất đấy không?

Quyền hưởng di sản thừa kế của con nuôi

Là con nuôi 10 năm nay tôi có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ nuôi khi họ mất không? Xin luật sư tư vấn giúp.

Giải Quyết Tranh Chấp Chia Thừa Kế

Giải Quyết Tranh Chấp Chia Thừa Kế