Trách nhiệm bồi thường khi va chạm giao thông. Sử dụng rượu bia tham gia giao thông gây tai nạn xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Khi tham gia giao thông đến ngã tư tôi đang di chuyển bình thường thì có một ông lai từ phía tay trái ra và có lấn sang làn đường tôi di chuyển trong ki đó ông ta có sử dung rượu bia khi tham gia giao thông. 2 người chúng tôi có xảy ra va chạm khiến ông ta phải đi bệnh viện. Trong trường hợp này ai là người sai mong giải đáp hộ tôi
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật dân sự – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật Nhân Hòa.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Luật Nhân Hòa. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật giao thông đường bộ 2008
– Nghị định 46/2016/NĐ-CP
2. Giải quyết vấn đề
Do nội dung bạn trình bày chưa đầy đủ, và việc xác định lỗi sai trong các vụ va chạm giao thông cần phải có sự đánh giá, xem xét, phân tích của công an tại hiện trường vụ việc, nên chúng tôi chỉ có thể phân tích cho bạn các lỗi trong vụ việc này.
Căn cứ theo quy định tại khoản 8, Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008, hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là hành vi bị cấm. Tùy vào nồng độ cồn trong người tại thời điểm kiểm tra mà bị xử lý ở các mức khác nhau.
Căn cứ theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với trường hợp có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông:
Đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (theo Điểm a, Khoản 6, Điều 5).
Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (theo Điểm b, Khoản 12, Điều 5) .
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (theo Điểm b, Khoản 8, Điều 5). Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng (theo Điểm d, Khoản 12, Điều 5).
– Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (theo Điểm a, Khoản 9, Điều 5); hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (theo điểm b, Khoản 9, Điều 5). 00Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng (theo Điểm đ, Khoản 12, Điều 5).
Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người Điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (theo Khoản 6, Điều 6).
Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (theo Điểm b, Khoản 12 điều 6);
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ (theo Điểm b, Khoản 8, Điều 6); hoặc điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (theo Điểm c, Khoản 8, Điều 6).
Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng (theo Điểm d, Khoản 12 điều 6)
Việc đối tượng va chạm với bạn có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông sẽ bị xử lý vi phạm tùy từng mức độ theo quy định trên.
Nguyên tắc bồi thường khi xảy ra va chạm giao thông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 589, Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại:
– Toàn bộ chi phí bồi thường thiệt hại về tài sản do bị mất, bị hỏng, bị giảm sút
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe
– Chi phí cho người chăm sóc
– Chi phí hợp lý do phần thu nhập thực té bị giảm sút
– Chi phí bồi thường tổn thất về tinh thần
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!