Quy định của pháp luật về nghĩa vụ tài sản chung của hai vợ chồng. Thế nào dược xem là nợ riêng, khoản nợ nào được xem là nợ chung của hai vợ chồng? Trách nhiệm của vợ và chồng đối với những khoản nợ này như thế nào? là vấn đề khá nhiều người thắc mắc.
Nếu bạn cũng gặp phải những vướng mắc như trên, và muốn được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thanh toán của vợ, chồng hoặc các tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì bạn có thể đặt câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi đến hotline: 0915 27 05 27 để được hướng dẫn tư vấn.
Bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức pháp luật về nghĩa vụ tài sản của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng với khoản nợ:
Câu hỏi: Chào Luật sư. Em có thắc mắc nhờ luật sư giải đáp giúp em.
Vợ chồng em có tài sản chung bao gồm 1 căn nhà và một chiếc xe ô tô. Thời gian gần đây, có một số người tìm đến nhà em đòi em phải trả tiền chồng em đã vay mượn của họ, số tiền tổng cộng là 300 triệu đồng. Em hết sức bất ngờ vì chưa tùng nghe chồng em nói hay bàn bạc với em về vấn đề này. Giấy vay mượn nợ cũng chỉ có chữ ký của chồng em. Vậy luật sư tư vấn giúp em:
1. Em có trách nhiệm phải trả số nợ mà chồng em vay của họ hay không?
2. Họ có thể siết nhà hoặc xe của gia đình em để thanh toán khoản nợ đó không?
Em cảm ơn luật sư!
Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn quan tâm đến dịch vụ pháp lý của công ty luật Nhân Hòa, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ của tài sản đối với người thứ 3 khi ly hôn như sau:
"1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết".
Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về trách nhiệm liên đới của vợ chồng:
"1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này".
Và Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng:
" Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan".
Như vậy, trường hợp bạn không biết về việc chồng mình có khoản vay tiền (không có sự thỏa thuận giữa 2 vợ chồng về việc vay nợ và sử dụng số tiền này), việc vay tiền của chồng bạn cũng không phải là quan hệ đại diện giữa vợ và chồng theo quy định tại điều 24, 25, 26 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hoặc không phải khoản vay để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì khoản nợ này không được xác định là khoản nợ chung của vợ chồng bạn. Tức là bạn không có trách nhiệm nhiệm thanh toán khoản nợ của chồng bạn.
Nếu chồng bạn chứng minh được đã có thỏa thuận với bạn về việc vay tiền và bạn có liên quan tới việc sử dụng số tiền này để làm ăn, phục vụ nhu cầu gia đình thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trả nợ liên đới với chồng.
- Liên quan đến việc chủ nợ lấy xe, nhà:
Như đã phân tích ở trên thì trường hợp chồng bạn có khoản vay nợ riêng từ người khác thì chồng bạn có trách nhiệm phải thanh toán khoản nợ này. Còn trường hợp đây là khoản nợ chung của vợ chồng bạn thì cả bạn và chồng bạn đều phải thanh toán cho chủ nợ. Tuy nhiên, khi đến hạn thanh toán mà chồng bạn không có khả năng trả nợ thì chủ nợ không có quyền trực tiếp lấy xe, nhà của vợ chồng bạn mà họ phải làm đơn khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu chồng bạn, chồng bạn thực hiện nghĩa vụ trên hợp đồng. Sau khi có bản án, quyết định của Tòa án mà chồng bạn, chồng bạn không tự nguyện thi hành án thì cơ quan thi hành án có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án là kê biên tài sản riêng của chồng bạn bán đấu giá để thanh toán khoản nợ.
Có vấn đề gì cần hỗ trợ tư vấn về hôn nhân gia đình, chị vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: luatsunhanhoa@gmail.com hoặc gọi về hotline: 0915.27.05.27 hoặc liên hệ qua website: http://luatnhanhoa.vn/để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng!