CÁC KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CÁC CHI PHÍ KHÁC KHI KHỞI KIỆN TRANH CHẤP TÀI SẢN THỪA KẾ

Khi người để lại tài sản chết mà những người thừa kế di sản không thống nhất, thỏa thuaanjd dược với nhau về cách thức phân chia di sản thừa kế, phần di sản mỗi người được hưởng như thế nào sẽ dẫn đến trường hợp một trong những người thừa kế sẽ khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế.

Nhưng vấ đề được đặt ra là, khi khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế thì người khởi kiện phải đóng những khoản phí , lệ phí nào, mức cụ thể là như thế nào, chi phí nếu thuê luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế là bao nhiêu?...đây là những vấn đề người khởi kiện rất quan tâm trước khi tiến hành một vụ kiện  giải quyết tranh chấp thừa kế.

Công ty luật Nhân Hòa xin trích dẫn một tình huống tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế để bạn đọc có thể tìm hiểu được cặn kẽ mọi vấn đề về phí, lệ phí, chi phí luật sư khi khởi kiện tranh chấp thừa kế.

Câu hỏi: Kính thưa luật sư, tôi có một vấn đề về tranh chấp thừa kế tài sản của mẹ tôi để lại, mong nhận được sự tư vấn từ phía luật sư:

Ba mẹ tôi kết hôn vào năm 1986, sau đó, ông bà ngoại tôi có tặng cho mẹ tôi một mảnh đất ở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Thửa đất này đã sang tên cho mẹ tôi đứng tên sổ đỏ. Mẹ tôi mất vào năm 2017, ba mẹ tôi có tất cả 5 người con đều còn sống, ông bà ngoại tôi đều mất trước mẹ tôi. Mẹ tôi mất không để lại di chúc. Người anh cả hiện đang ở trong căn nhà này và không chia thừa kế cho các anh, chị em tôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi:

  1. Tài sản thừa kế của mẹ tôi được chia như thế nào theo quy định pháp luật? Phần của mẹ tôi chỉ là một nửa tài sản hay là toàn bộ tài sản trên? Ba tôi có được chia tài sản thừa kế của mẹ tôi không?
  2. Nếu tôi khởi kiện chia tài sản thừa kế trên, tôi phải đóng những khoản phí, lệ phí gì cho tòa án?và mức đóng là bao nhiêu? Chỉ một mình tôi đóng hay tất cả những người thừa kế đều phải đóng?
  3. Tôi muốn thuê công ty luật Nhân Hòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi trong vụ kiện giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế này thì chi phí luật sư là bao nhiêu ạ?

Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!

Tư vấn của luật sư về trường hợp giải quyết tranh chấp thừa kế:

Thứ nhất: về vấn đề phân chia tài sản thừa kế của mẹ chị

Theo như chị trình bày thì tài sản này hình thành sau khi cha mẹ chị kết hôn. Tuy nhiên, đây là tài sản được  ông bà ngoại chị tặng cho mẹ chị nên đây được coi là tài sản riêng của mẹ chị theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

Căn cứ Điều 43 tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Vì vậy, tài sản thừa kế của mẹ chị là toàn bộ căn nhà trên chứ không phải chỉ là một nửa căn nhà như trong trường hợp là tài sản chung của vợ chồng.

Vậy tài sản của mẹ chị được chia như thế nào?

Theo như chị trình bày, mẹ chị mất không để lại di chúc nên tài sản được chia theo quy định pháp luật. Cụ thể, điều  651 BLDS 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:

“Điều 651:Người thừa kế theo pháp luật

 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Mẹ chị có 5 người con đều còn sống, ông bà ngoại chị đã chết trước mẹ chị, vì vậy, tài sản thừa kế của mẹ chị sẽ dược chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ chị là: ba chị và 5 người con, mỗi người một phần bằng nhau.

Vì vậy, việc anh cả của chị đang chiếm giữ phần tài sản trên và không chia cho các thừa kế khác là đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của các đồng thừa kế khác, vì vậy chị và các thừa kế khác có thể khởi kiện để yêu cầu chia tài sản thừa kế này nếu không thể thương lượng, giải quyết được với nhau.

Thứ hai, về các loại án phí, lệ phí tòa án phải nộp khi khởi kiện chia tài sản thừa kế

Khi chị khởi kiện chia tài sản thừa kế, trước tiên chị sẽ đóng 50% phần án phí, lệ phí tương ứng với phần giá trị tài sản thừa kế mà chị yêu cầu tòa án chia cho chị.

Theo quy định tại nghị định 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu án phí, lệ phí Tòa án quy định án phí như sau:

II

Án phí dân sự

 

1

Án phí dân sự sơ thẩm

 

1.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân

và gia đình, lao động không có giá ngạch

300.000 đồng

1.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương

mại không có giá ngạch

3.000.000 đồng

1.3

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân

và gia đình có giá ngạch

 

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến

800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phần giá

trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến

2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến

4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài

sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị

tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

 Ví dụ: tài sản của mẹ chị có giá trị là 12 tỷ đồng, phần chị yêu cầu tòa án chia cho chị là 2 tỷ đồng (1/6 tài sản) thì mức án phí chị phải đóng là 36,000,000 + (3% X 1,200,000,000)= 72.000.000 VNĐ

Tiền tạm ứng án phí ban đầu chỉ phải đóng là 50% tiền án phí, tức là 36.000.000đ.

Ngoài ra, trong quá trình tố tụng có thể phát sinh các chi phí, lệ phí khác như phí thẩm định giá tài sản.

Khi chị khởi kiện, vì chị là người khởi kiện nên chị phải đóng tạm ứng án phí cho Tòa án trước để Tòa án thụ lý vụ án và giải quyết. Khi vụ án được giải quyết, tùy vào phần mỗi người thừa kế được chia là bao nhiêu thì mỗi người sẽ có mức đóng án phí tương ứng với phần tài sản mình được nhận theo quy định của nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 như trên.

Thứ ba, về chi phí thuê luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chị trong vụ kiện giải quyết tranh chấp chia tài sản thừa kế:

Vấn đề phí luật sư sẽ được chị và bên công ty luật thỏa thuận cụ thể và được ghi nhận cụ thể trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Tùy vào sự phức tạp của mỗi hồ sơ vụ án và công việc luật sư phải thực hiện mà mỗi vụ việc sẽ có mức phí thù lao luật sư khác nhau. Cụ thể mức phí sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Độ phức tạp của vụ việc

+ Công việc luật sư phải thực hiện: giải quyết toàn bộ vụ việc ở tất cả các cấp tòa, hoặc chỉ giải quyết vụ việc ở giai đoạn sơ thẩm, hoặc có hỗ trợ giai đoạn thi hành án,…

+ Về trình độ, kinh nghiệm, uy tín của luật sư, công ty luật.

+ Ngoài ra, chúng tôi cũng xem xét để giảm môt phần hoặc hỗ trợ toàn bộ chi phí luật sư đối với những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Mức phí luật sư có thể được thỏa thuận theo các cách thức sau:

+ Theo số giờ tư vấn, thực hiện để giải quyết công việc.

+ Theo phí luật sư cho toàn bộ vụ việc;

+ Theo tiền công luật sư + phần hứa thưởng (nếu có)

Trên đây là toàn bộ tư vấn của luật sư đối với vấn đề giải quyết tranh chấp thừa kế của chị. Mọi yêu cầu tư vấn pháp luật thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi, công ty luật Nhân Hòa với các luật sư chuyên sâu, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thừa kế từ nhiều năm nay tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và trên khắp cả nước sẽ là ngươi bạn pháp lý tin cậy cùng quý khách hàng.

CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA
Địa chỉ: Số 2 đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com.

Trân trọng!

 



Facebook! Google! Twitter! Zingme!


NGƯỜI ỐM NẶNG, LIỆT GIƯỜNG CÓ THỂ LẬP DI CHÚC ĐƯỢC KHÔNG?

Người ốm nặng, liệt giường có lập di chúc được không?

ĐÃ ĐƯỢC BA MẸ CHO TÀI SẢN KHI CÒN SỐNG THÌ CÓ CÒN ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHI BA MẸ CHẾT KHÔNG?

Vậy luật sư cho tôi hỏi, hiện còn một căn nhà ở Thủ Đức và một mảnh đất ở Bình Thạnh của ba mẹ tôi để thừa kế lại sẽ chia cho ai?và người anh thứ hai của tôi đã được cho một căn nhà ở Thủ Đức thì nay có được chia thừa kế đối với căn nhà còn lại ở Thủ Đức và mảnh đất ở Bình Thạnh nữa hay không?

TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ

Công ty Luật TNHH Nhân Hòa tự hào là đơn vị luật sư đi đầu, chuyên sâu trong vấn đề tư vấn pháp luật thừa kế và giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, tận tâm, chuyên nghiệp, trách nhiệm, hết lòng vì khách hàng

TRƯỜNG HỢP CẤP GIẤY CNQSDĐ KHI KHÔNG CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA CÁC THỪA KẾ KHÁC

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có chữ ký của các thừa kế khác thì giải quyết như thế nào? Giao dịch dân sự vô hiệu? Giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu?

CÓ THỂ KIỆN PHÂN CHIA DI SẢN SAU KHI ĐÃ TỪ CHỐI DI SẢN KHÔNG?

Trong trường hợp người thừa kế đã ký văn bản từ chối nhận di sản thừa kế thì sau này có quyền khởi kiện để yêu cầu phân chia thừa kế đối với phần di sản đã từ chối hay không? Nếu di sản đã sang tên cho người khác có thể đòi lại phần di sản của mình không?

CÔ RUỘT CHẾT CHÁU CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?

Tôi có cô sống độc thân và cũng không có con, tôi về ở chăm sóc cô đến khi cô qua đời. Đến khi cô qua đời ko để lại di chúc gì , các anh chị em của cô tôi có họp giao mảnh đất của cô tôi cho tôi sử dụng nhưng không có công chứng, bây giờ tôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cán bộ địa chính nói giấy viết tay đấy không có giá trị. Vậy có đúng không thưa luật sư?tôi phải làm gì để nhận phần tài sản của cô tôi.

MẸ KẾ KHÔNG ĐỂ LẠI DI CHÚC, CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC THỪA KẾ DI SẢN KHÔNG?

Kính thưa luật sư, tôi và chồng đã kết hôn được 5 năm và có 1 con chung. Trước khi kết hôn với tôi, chồng tôi có 1 con riêng với người vợ trước. Hiện cháu đang ở chung với vợ chồng tôi. Tôi đang băn khoăn và lo lắng một số vấn đề về quyền thừa kế tài sản để tránh xảy ra tranh chấp về sau.

CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC ĐÒI DI SẢN TỪ MẸ KẾ KHÔNG?

Xin Luật sư tư vấn giúp em. Ông bà ngoại em lấy nhau sinh được một mình mẹ em ,vì không có con trai nên ông em đã ra ngoài với người khác và có thêm 3 người con 1 trai 2 gái. Đến năm 2003 thì ông em chết và ko để lại di chúc (sổ đỏ đất mang tên ông em).

QUYỀN HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ CỦA CON RIÊNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Xin hỏi, tôi sinh ra trong gia đình có 4 người con. Nhưng bố tôi và mẹ tôi đều đã có gia đình trước khi đến với nhau. Bố tối có 2 người con riêng, mẹ tôi có 1 người con riêng. Bố tôi và mẹ tôi chỉ có tôi là con chung.

THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ KHI NGƯỜI THỪA KẾ BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ

ửi luật Nhân Hòa cho em hỏi: Bố mẹ sinh đươc 2 người con. 1 người lấy vợ và ở nơi khác. Người còn lại ở với bố mẹ và không lấy vợ.

THỦ TỤC TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ CỦA CON TRAI

Chào anh chị. Em muốn hỏi về vấn đề thừa kế đất. Hiện nay gia đình em muốn làm sổ đỏ mà bố em vừa mất. Gia đình em thì còn em với anh trai, mẹ và bà nội. Nhà em đã làm đầy đủ các thủ tục theo yêu cầu của cơ quan hành chính công.

PHÂN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ KHI HẾT THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

Kính gửi Công ty Luật Nhân Hòa. Quý công ty cho tôi được tư vấn vấn đề sau: ông nội tôi đứng tên sở hữu mảnh đất mà ngôi nhà diện tích 106m2 vào năm 1962. Ông nội và bà nội tôi có với nhau 6 người con, đến năm 1993 ông nội tôi qua đời mà không để lại di chúc.

MẸ CÓ QUYỀN CHO CON TRAI TOÀN BỘ TÀI SÁN SAU KHI BỐ CHẾT KHÔNG

Gia Đình tôi có 7 người con, trong đó có 5 chị em gái và 2 em trai, nay mẹ tôi muốn cho 2 người con trai đất để làm ăn, em trai đầu của tôi đã hoàn thành thủ tục tách bằng khoán, nhưng em trai sau của tôi thì chưa

PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ KHI ĐÃ ỦY QUYỀN ĐỨNG TÊN SỔ ĐỎ

Ba tôi mất cách đây 7 năm. Trước đây 20 năm ba tôi và các cô chú đã đồng ý cho chú Út đứng ra đại diện làm sổ đỏ chung của phần đất mà ông bà nội tôi để lại, nhưng không có một văn bản ủy quyền nào của các cô chú cả, chỉ đồng ý bằng tình cảm thân thiện giữa các anh em thôi.

QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI CHẾT ĐỂ LẠI

Mẹ mình vay ngân hàng 27triệu nhưng đã mất thì mình có trách nhiệm phải trả không? Người thừa kế là anh trai mình. Mình là con thứ và không có tên trong danh sách thừa kế.

PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ KHI BỐ MẤT CÓ ĐỂ LẠI DI CHÚC

Chào luật sư, luật sư cho em hỏi trong trường hợp người cha chết để lại cho 3 người con hưởng 1/2 số di sản của mình để lại. Vậy còn 1/2 số di sản còn lại sẽ chia 4 cho con và vợ hay đương nhiên thuộc về người vợ ạ. Em xin cảm ơn?

BỐ MẤT, MẸ CÓ QUYỀN SANG TÊN NHÀ ĐẤT CHO CON KHÔNG?

Chào luật sư, em hiện ở Bình Định xin luật sư tư vấn giúp em về thủ tục sang tên sổ đỏ. Gia đình em có 6 người con, ba em mất được 4 năm nhưng không để lại di chúc mẹ em đã già yếu nên mẹ muốn sang tên sổ đỏ sang cho vợ chồng em.

CON GÁI CÓ ĐƯỢC CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?

Xin chào Luật sư Nhân Hòa. Gia đình tôi có 5 người gồm 2 người con trai, 3 con gái, mẹ tôi có một người con gái riêng khác cha. Cha tôi mất năm 2002, mẹ tôi mất sau đó 2 năm 2004 không có di chúc phân chia tài sản, tài sản là một mảnh vườn rộng 1647 m2 có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cha tôi, một ngôi nhà cấp 4 và cây ăn quả trong vườn.

DI CHÚC CHỨNG THỰC KHÔNG CÓ NGƯỜI LÀM CHỨNG CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT KHÔNG?

Di chúc có chứng thực nhưng không có người làm chứng. Các hình thức của di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của pháp luật dân sự năm 2015.

CHIA THỪA KẾ KHI VỢ CHỒNG CHƯA ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

ôi có một câu hỏi muốn hỏi Luật sư như sau: Bố mẹ chồng tôi trước đây đi làm được phân 2 nhà, mua một nhà: một nhà không có sổ đỏ (chị chồng tôi đang ở cùng gia đình chị), một nhà sổ đỏ mang tên bố chồng tôi (hiện gia đình tôi và gia đình anh thứ hai ở), nhà mua thì anh cả ở. G

LUẬT SƯ TƯ VẤN VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

chào luật sư tôi muốn hỏi trường hợp thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đất đai là thời hạn 10 năm từ ngày người có di sản chết, đến khi làm đơn đề nghị hoà giải tại UBND cấp xã hay là ngày toà thụ lý vụ án? tôi xin chân thành cảm ơn.

Thủ tục lập di chúc

Di chúc là việc thể hiện ý nguyện của người còn sống về việc định đoạt tài sản của mình sau khi đã qua đời, Công ty luật Nhân Hòa phân tích những yếu tố pháp lý xung quanh việc lập di chúc và các quy định của pháp luật về việc lập di chúc:

THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Câu hỏi: Xin chào Luật sư Nhân Hòa. Bố mẹ tôi có một mảnh đất (đất để ở, bao gồm cả nhà) tại Việt Nam, hiện tại bố mẹ tôi đã mất. Tôi là người thừa kế duy nhất, tôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã lâu. Vậy, cho tôi hỏi tôi có được hưởng di sản thừa kế là mảnh đất đấy không?

Quyền hưởng di sản thừa kế của con nuôi

Là con nuôi 10 năm nay tôi có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ nuôi khi họ mất không? Xin luật sư tư vấn giúp.

Giải Quyết Tranh Chấp Chia Thừa Kế

Giải Quyết Tranh Chấp Chia Thừa Kế