Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động

Giải quyết Tranh chấp lao động là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tập thể người lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại;

1. Nguyên tắc giải quyết Tranh chấp lao động:  Theo quy định của pháp luật lao động, TCLĐ được giải quyết theo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc thứ nhất: Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp.  Xuất phát từ đặc điểm đặc thù của quan hệ lao động, pháp luật lao động quy định việc giải quyết TCLĐ phải tuân thủ nguyên tắc thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp. Việc tương tự thương lượng, dàn xếp trực tiếp giữa hai bên không chỉ diễn ra trước khi các bên có đơn yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết mà còn được chấp nhận cả sau khi các bên đã gửi yêu cầu các cơ quan, tổ chức giải quyết.

 - Nguyên tắc thứ hai: Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích của hai bên, tôn trọng ích chung của xã hội.

Cũng xuất phát từ đặc điểm đặc thù của quan hệ lao động, việc hoà giải được ưu tiên thực hiện xuyên suốt quá trình giải quyết TCLĐ và là thủ tục bắt buộc ở hầu hết các trình tự giải quyết TCLĐ.

- Nguyên tắc thứ ba: Giải quyết TCLĐ công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật.
 Ngoài yêu cầu về tính công khai, khách quan, đúng pháp luật, việc giải quyết tranh chấp lao động phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng. Chính vì thế pháp luật quy định thời hạn giải quyết TCLĐ ngắn hơn so với thời hạn giải quyết tranh chấp khác.

- Nguyên tắc thứ tư: Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đây là một trong những nguyên tắc đặc thù của việc giải quyết TCLĐ so với việc giải quyết các loại tranh chấp khác.

2. Thẩm quyền giải quyết Tranh chấp lao động: Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TCLĐ gồm:

- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên của cơ quan lao động cấp huyện. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở được thành lập trong các doanh nghiệp có CĐCS hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời, gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động

- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, gồm các thành viên là đại diện của các cơ quan lao động, công đoàn, đơn vị sử dụng lao động và một số nhà quản lý, luật gia có uy tín ở địa phương; và do đại diện cơ quan quản lý nhà nước làm Chủ tịch.

- Toà án nhân dân.

3. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động

3.1 Trình tự giải quyết Tranh chấp lao động cá nhân:

- Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, Hòa giải viên lao động cấp huyện tiến hành hòa giải chậm nhất 7 ngày tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt 2 bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.

+ Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thỏa thuận đã ghi trong biên bản.

+ Nếu không thành thì lập biên bản hòa giải không thành. Mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.

- Các bên tranh chấp có quyền khởi kiện trực tiếp vụ án lao động ra Toà án nhân dân mà không nhất thiết phải qua Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động cấp huyện đối với một số loại việc:

+ Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Tranh chấp về bồi dưỡng thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

+ Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan Bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan Bảo hiểm xã hội;

 + Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

3.2 Trình tự giải quyết Tranh chấp lao động tập thể

- Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động cấp huyện tiến hành hòa giải chậm nhất 7 ngày tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt 2 bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.

+ Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận đã ghi trong biên bản.

+ Nếu không thành thì lập biên bản hòa giải không thành, ghi ý kiến của 2 bên tranh chấp và của Hội đồng. Mỗi bên hoặc cả 2 bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết.

- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh có trách nhiệm tiến hành hoà giải và giải quyết vụ tranh chấp chậm nhất là 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.

Tại phiên họp giải quyết tranh chấp phải có mặt các đại diện được ủy quyền của 2 bên tranh chấp hoặc. Trường hợp cần thiết, phiên họp sẽ có đại diện của công đoàn cấp trên của CĐCS và đại diện của cơ quan nhà nước tham dự.

Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét:

+ Nếu chấp thuận thì lập biên bản hoà giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận đã ghi trong biên bản;

+ Nếu không thành thì lập biên bản hoà giải không thành, thì Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết vụ tranh chấp bằng quyết định của mình và thông báo ngay cho 2 bên tranh chấp. Nếu 2 bên không có ý kiến thì quyết định có hiệu lực thi hành. Trường hợp tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài, thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết hoặc đình công; Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu Toà án xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài (yêu cầu này không cản trở quyền đình công của tập thể lao động).



Facebook! Google! Twitter! Zingme!


CÓ THỂ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CÔNG TY MỚI KHI CÔNG TY CŨ CHƯA CHỐT SỐ BHXH KHÔNG?

Trường hợp chưa nhận được sổ bảo hiểm xã hội từ công ty cũ thì người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty mới hay không?

TIỀN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CÓ BỊ MẤT NẾU KHÔNG LÀM THỦ TỤC NHẬN SAU 3 THÁNG NGHỈ VIỆC?

Theo quy định, để nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải làm thủ tục hưởng trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Vậy, quá thời hạn trên, người lao động có bị mất toàn bộ số tiền này?

HỢP ĐỒNG THỜI VỤ LÀ GÌ?VÀ ĐƯỢC PHÉP KÝ MẤY LẦN

Hiện nay, cùng với tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là sự tham gia các hiệp định thương mại tự do, và sự đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế trong nước, quan hệ lao động, thị trường lao động của Việt Nam cũng ngày càng phát triển.

QUY ĐỊNH VỀ SỐ NGÀY NGHỈ PHÉP NĂM

Đối tượng nào được hưởng tiền nghỉ phép năm? Tiền nghỉ phép năm được chi trả dựa trên căn cứ nào? Trên thực tế, mỗi người lao động họ ít khi để ý tới chế độ nghỉ phép năm nếu như họ đã sử dụng đến khối lượng ngày nghỉ đó hoặc trước khi họ nghỉ việc tại doanh nghiệp

CÓ BẮT BUỘC TRẢ LƯƠNG THÁNG 13 CHO NHÂN VIÊN KHÔNG?

Khi phát sinh quan hệ lao động ngoài các khoản tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp, phụ cấp khác thì tiền thưởng cũng là một vấn đề được người lao động và người sử dụng lao động quan tâm nhằm khuyến khích thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh khi hoàn thành chỉ tiêu hoặc công việc được giao.

ĐIỀU KIỆN VÀ MỨC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẤN

Cùng với sự phát triển của xã hội thì chất lượng đời sống của người dân cũng ngày càng được cải thiện hơn. Từ đó, chính sách của Nhà nước về an sinh xã hội cũng ngày càng được chú trọng.

THỦ TỤC CẤP LẠI SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI BỊ MẤT

Hiện tôi đang có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội nhưng đang gặp một chút vướng mắc, quyển sổ của tôi bị thất lạc. Nay tôi muốn làm thủ tục cấp lại sổ BHXH, mong luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục và quy định cấp lại sổ bảo hiểm xã hội thế nào?

ĐIỀU KIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP

Xin chào Luật sư Nhân Hòa, cho em hỏi trường hợp của em tham gia đóng bảo hiểm từ tháng 11/2014 đến tháng 8/2018 em nghỉ việc, đến tháng 12/2018 em làm công ty mới và đóng bảo hiểm tới tháng 02/2019 thì em nghỉ việc. Như vậy em có đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp không ạ?

Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định pháp luật

Hiện nay tôi đang có kế hoạch hưởng lương hưu nhưng không biết quy định về điều kiện hưởng và mức hưởng lương hưu hàng tháng như thế nào?

Tư Vấn Luật Lao Động

Tư Vấn Luật Lao Động