Câu hỏi: Xin chào luật sư !
Tôi đang có một vấn đề rất cần được sự tư vấn của luật sư mong luật sư giải đáp giúp: Tôi kết hôn tháng 11/2013 sau khi kết hôn hai vợ chồng tôi sống riêng nơi khác không liên quan tới kinh tế nhà chồng. Tháng 05/2017 mẹ chồng tôi bị bệnh khi đó vợ chồng tôi về chăm sóc đưa đi chữa bệnh nhưng do bệnh nặng mẹ chồng tôi đã qua đời khi mới 47 tuổi. Sau khi mẹ chồng tôi mất có để lại một mảnh đất đứng tên bà nhưng chưa được cấp sổ đỏ, một người con gái 16 tuổi không có việc làm, và một khoản nợ ngân hàng cộng nợ ngoài là gần 100 triệu đồng Việt Nam. Khi mẹ chồng tôi mất không để lại di chúc hay nhắn nhủ điều gì. Khi đó gia đình tôi chỉ có vợ chồng tôi và em chồng. Bản thân tôi khi đó đã phải vay mượn để trả số nợ gần 100 triệu đó sau đó vợ chồng tôi cùng làm trả nợ nên không gây dựng thêm được tài sản nào. Còn em chồng tôi không có việc làm nên mọi thứ vợ chồng tôi lo sau đó tôi đã lo xin việc cho em chồng trong quá trình em đi làm tôi cũng không lấy một đồng nào và vẫn lo cho cuộc sống đầy đủ, tháng 5/2019 vợ chồng tôi đã gả chồng cho em gái. Vậy luật sư cho tôi hỏi nếu bây giờ tôi li hôn với chồng tôi thì tôi có được chia phần thừa kế của chồng tôi sẽ được nhận sau khi mẹ chồng tôi mất không? Nếu không thì tài sản gia đình tôi sẽ chia như thế nào ? Hiện tại gia đình tôi chỉ còn chồng tôi , tôi , con tôi và em chồng tôi đã xây dựng gia đình không còn ông bà nội ngoại. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã đọc và trả lời câu hỏi của tôi.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Nhân Hòa, chúng tôi xin trả lời trường hợp của bạn như sau:
Đầu tiên, đối với câu hỏi nếu bây giờ bạn ly hôn thì bạn có được chia phần thừa kế của chồng bạn không?
Mẹ chồng bạn mất mà không để lại di chúc chia tài sản. Nếu trong thời hiệu thừa kế (30 năm đối với bất động sản) mà có yêu cầu chia di sản thì phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật và người được hưởng thừa kế mảnh đất đó là chồng và em chồng của bạn. Hoặc nếu không có yêu cầu chia di sản thừa kế mà chồng và em chồng bạn tự thỏa thuận với nhau toàn bộ tài sản mẹ chồng bạn để lại đều do chồng bạn thừa kế thì đấy vẫn là tài sản thừa kế riêng của chồng bạn. Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản riêng của vợ, chồng là: "tài sản được thừa kế riêng".
Như vậy, khi ly hôn bạn sẽ không được chia phần di sản thừa kế này.
Ngoài ra, bạn có thể thỏa thuận với chồng bạn về việc nhập tài sản riêng của chồng là mảnh đất đó vào tài sản chung theo quy định tại Điề Tôi kết hôn tháng 11/2013 sau khi kết hôn hai vợ chồng tôi sống riêng nơi khác không liên quan tới kinh tế nhà chồng. Tháng 05/2017 mẹ chồng tôi bị bệnh khi đó vợ chồng tôi về chăm sóc đưa đi chữa bệnh nhưng do bệnh nặng mẹ chồng tôi đã qua đời khi mới 47 tuổi. Sau khi mẹ chồng tôi mất có để lại một mảnh đất đứng tên bà nhưng chưa được cấp sổ đỏ, một người con gái 16 tuổi không có việc làm, và một khoản nợ ngân hàng cộng nợ ngoài là gần 100 triệu đồng Việt Nam. Khi mẹ chồng tôi mất không để lại di chúc hay nhắn nhủ điều gì. Khi đó gia đình tôi chỉ có vợ chồng tôi và em chồng. Bản thân tôi khi đó đã phải vay mượn để trả số nợ gần 100 triệu đó sau đó vợ chồng tôi cùng làm trả nợ nên không gây dựng thêm được tài sản nào. Còn em chồng tôi không có việc làm nên mọi thứ vợ chồng tôi lo sau đó tôi đã lo xin việc cho em chồng trong quá trình em đi làm tôi cũng không lấy một đồng nào và vẫn lo cho cuộc sống đầy đủ, tháng 5/2019 vợ chồng tôi đã gả chồng cho em gái. Vậy luật sư cho tôi hỏi nếu bây giờ tôi li hôn với chồng tôi thì tôi có được chia phần thừa kế của chồng tôi sẽ được nhận sau khi mẹ chồng tôi mất không? Nếu không thì tài sản gia đình tôi sẽ chia như thế nào ? Hiện tại gia đình tôi chỉ còn chồng tôi , tôi , con tôi và em chồng tôi đã xây dựng gia đình không còn ông bà nội ngoại. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã đọc và trả lời câu hỏi của tôi.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Nhân Hòa, chúng tôi xin trả lời trường hợp của bạn như sau:
Đầu tiên, đối với câu hỏi nếu bây giờ bạn ly hôn thì bạn có được chia phần thừa kế của chồng bạn không?
Mẹ chồng bạn mất mà không để lại di chúc chia tài sản. Nếu trong thời hiệu thừa kế (30 năm đối với bất động sản) mà có yêu cầu chia di sản thì phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật và người được hưởng thừa kế mảnh đất đó là chồng và em chồng của bạn. Hoặc nếu không có yêu cầu chia di sản thừa kế mà chồng và em chồng bạn tự thỏa thuận với nhau toàn bộ tài sản mẹ chồng bạn để lại đều do chồng bạn thừa kế thì đấy vẫn là tài sản thừa kế riêng của chồng bạn. Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản riêng của vợ, chồng là: "tài sản được thừa kế riêng".
Như vậy, khi ly hôn bạn sẽ không được chia phần di sản thừa kế này.
Ngoài ra, bạn có thể thỏa thuận với chồng bạn về việc nhập tài sản riêng của chồng là mảnh đất đó vào tài sản chung theo quy định tại Điều 46 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung như sau:
"1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. u 46 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung như sau:
"1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác."
Và khi đó mảnh đất là tài sản chung và sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, vì bạn cùng chồng đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mẹ chồng bạn nên khi yêu cầu chia di sản thừa kế, người nào được hưởng thừa kế sẽ chịu luôn nghĩa vụ trả nợ của mẹ chồng bạn. Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán về các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế có: "8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân."
Khi đó, họ sẽ phải hoàn trả lại số tiền mà bạn và chồng bạn đã trả nợ cho mẹ chồng bạn trước đó. Khi ly hôn, số tiền đó sẽ được coi là tài chung (dù cho chồng bạn là người thừa kế thì chồng bạn vẫn sẽ phải dùng tài sản riêng để thực hiện trả nợ) và sẽ được chia tài sản như tài sản chung sau khi ly hôn.
Thứ hai, về việc chia tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn sẽ dựa trên nguyên tắc tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
"1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này."
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nhân Hòa về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27 (gặp Ls. Quỳnh Yên)
Trân trọng!