Thưa luật sư, luật sư vui lòng tư vấn vấn đề này giúp tôi, xin chân thành cảm ơn luật sư:
Tôi tên A có kết hôn với người tên C, hai chúng tôi có 1 con chung, trên giấy khai sinh của cháu mang họ của người C. Giờ tôi đã ly hôn với người C và đang sống chung với người B (không đăng ký kết hôn), vậy tôi có thể đổi họ của cháu sang họ của người B được không ạ?
Trả lời
Thứ nhất, quyền thay đổi họ khi nhận nuôi con:
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
…….
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
Theo thông tin bạn cung cấp thì A,B không có đăng ký kết hôn và con chung của hai người đang mang họ C. Tuy nhiên, sau đó A kết hôn với B, B đồng ý nhận con của A và mong muốn con của A mang họ của mình thì đối chiếu với quy định trên con của A hiện tại theo họ A có thể thay đổi thành họ của B nếu thuộc trường hợp B nhận đứa bé làm con nuôi.
Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Như vậy, để thay đổi họ cho bé sang họ của B thì B cần phải tiến hành thủ tục nhận con nuôi tại UBND xã nơi B đăng ký thường trú.
Hơn nữa, A và C có đăng ký kết hôn thì cần phải xem xét trong giấy khai sinh có ghi nhận cha của bé là C hay không? Nếu trong trường C đã làm thủ tục xác định quan hệ cha, con và trong giấy khai sinh đã ghi nhận C là cha do đó, đứa trẻ sẽ được xác định là con chung của hai người nên khi B muốn nhận con của A làm con nuôi phải cần sự đồng ý của C theo quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010:
Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi
1.Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
Tuy nhiên, do thông tin cung cấp không cung cấp đầy đủ về độ tuổi của cháu, giấy khai sinh của cháu có thể hiện tên người cha là C hay không nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
Thứ hai, về việc sự có mặt khi tiến hành thủ tục nhận con nuôi:
Nếu trong trường hợp các bên đáp ứng đủ điều kiện để nhận nuôi con nuôi thì theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP:
Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
Do đó, trong trường hợp này thì chị, người muốn nhận con nuôi B và con của A phải có mặ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thủ tục.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!