Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Vì vậy, trước khi chết họ có quyền định đoạt tài sản của mình cho ai theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc đã lập. Tuy nhiên, trong trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì phần di sản người chết để lại sẽ được chia theo pháp luật. Công ty Luật Nhân Hòa xin được tư vấn, hướng dẫn khái quát để quý vị có nắm bắt được thủ tục khai nhận di sản theo pháp luật như sau:
1. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất
1.1. Các trường hợp thừa kế theo pháp luật:
Theo Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì:
- Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Người chết không để lại di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
1.2. Chủ thể tiến hành khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật:
Sau thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản thừa kế chết), để thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang người thừa kế, những người thừa kế có quyền và nghĩa vụ tiến hành khai nhận di sản thừa kế hoặc phân chia di sản thừa kế.
Theo quy định tại khoản 1, điều 651, Bộ Luật dân sự 2015 thì những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật là những người có thể liên hệ với bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản (đối với tài sản thừa kế là bất động sản) hoặc nơi người để lại di sản có hộ khẩu, hoặc nơi cư trú cuối cùng trước khi chết để yêu cầu thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
1.3. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất:
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần, cà vẹt ve…).
- Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người nhận di sản thừa kế;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người để lại và người nhận di sản thừa kế (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu cũ của gia đình, giấy chứng tử,…).
- Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện)
2. Quy trình thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất
2.1. Khai nhận di sản thừa kế tại phòng công chứng:
- Người yêu cầu công chứng nộp các giấy tờ sau cho công chứng viên.
- Tiếp đó, Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng, thời gian niêm yết là 15 ngày.
- Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản.
- Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
2.2. Thủ tục sang tên quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo pháp luật à quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở:
Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận, bạn tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã nơi có đất theo thủ tục sau:
- Bên thừa kế nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu là cá nhân), cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu là tổ chức).
- Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);
- Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này).
- Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạn cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.
Trên đây là thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật. Để được tư vấn chi tiết hơn về các thủ tục liên quan đến vấn đề khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật, quý vị có thể liên hệ với Công ty Luật Nhân Hòa.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!
Xem thêm:
THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ VÀ SANG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤTDỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN, SOẠN THẢO DI CHÚC, KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀITHẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHÂP THỪA KẾGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤTTRANH CHẤP TÀI SẢN THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀITHỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THEO DI CHÚCTHỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬTCÁC TRƯỜNG HỢP THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬTLUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ HỘ GIA ĐÌNHTRANH CHẤP ĐẤT ĐAI LÀ GÌ?TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT