Tranh chấp tài sản thừa kế hộ gia đình là gì? Ai là người có quyền khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế hộ gia đình?
Câu hỏi: Bà tôi đang đứng tên sổ đỏ cấp cho hộ gia đình, trong hộ có cha tôi, mẹ tôi, anh tôi và tôi. Bà tôi mất cách đây 3 năm. Cha tôi mất đã 2 năm, sau khi cha tôi mất, các bác tôi lấy lại đất sử dụng. Vậy các bác tôi làm vậy có đúng không. Hiện tại mẹ tôi đang là chủ hộ, nếu nộp đơn ra tòa án nhân dân, tôi có quyền nộp đơn đứng ra khởi kiện không, hay mẹ tôi là chủ hộ mới có quyền nộp đơn. Mong được sự hỗ trợ. Xin Cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Nhân Hòa, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
- Thứ nhất, về hành vi tranh chấp tài sản thừa kế hộ gia đình của bác bạn
Căn cứ Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định về hộ gia đình sử dụng đất như sau: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”
Như vậy, đất được cấp cho hộ gia đình thì thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi thành viên trong hộ gia đình. Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Theo thông tin bạn cung cấp, bà bạn đang đứng tên trên sổ đỏ cấp cho hộ gia đình, trong Hộ gia đình bạn bao gồm: Bố mẹ bạn, anh trai bạn và bạn. Như vậy, bác bạn không có tên trong hộ gia đình vào thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bác bạn sẽ không thuộc đồng sở hữu mảnh đất với những người còn lại. Tuy nhiên, do bà bạn đã mất được 3 năm, nếu bà bạn mất không để lại di chúc thì phần sở hữu của bà bạn sẽ thành di sản thừa kế và được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định Bộ luật dân sự 2005. Nếu các bác bạn yêu cầu chia thừa kế phần đất của bà bạn trong trường hợp này thì Tòa án vẫn xem xét giải quyết. Tương tự, nếu bố bạn mất không có di chúc thì phần sử hữu của bố sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất trong đó có mẹ bạn và bạn.
- Thứ hai, quyền yêu cầu khởi kiện tranh chấp chia tài sản thừa kế hộ gia đình
Tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền khởi kiện như sau:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Tùy theo yêu cầu khởi kiện là gì thì sẽ xác định ai có quyền khởi kiện. Nếu yêu cầu chia tài sản thừa kế hộ gia đình thì mẹ bạn hoặc người đại diện hợp pháp của Hộ gia đình mới có quyền khởi kiện vụ án dân sự do đó mẹ bạn sẽ là người trực tiếp khởi kiện, nếu mẹ bạn không thể tham gia thực hiện các thủ tục khởi kiện thì có thể lập văn bản ủy quyền để bạn thực hiện các thủ tục đó tại Tòa án. Tuy nhiên, nếu yêu cầu TAND chia thừa kế của người cha của bạn thì bạn có quyền khởi kiện.
- Thứ ba, quy định về hòa giải tranh chấp tài sản thừa kế hộ gia đình.
Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về Hòa giải tranh chấp đất đai:
“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Sau khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức phiên hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.”
Như vậy, gia đình bạn nên tự hòa giải, thỏa thuận với nhau về vấn đề tranh chấp đất đai. Trường hợp không tự hòa giải được gia đình bạn có quyền yêu cầu chính quyền địa phương giải quyết.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc không hòa giải được thì có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế hộ gia đình.
Lưu ý: vấn đề hòa giải tranh chấp về chia tài sản thừa kế hộ gia đình không phải là thủ tục tiền tố tụng bắt buộc, các bên có thể khởi kiện ra Tòa mà không nhất thiết phải qua thủ tục hòa giải tại xã, phường.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải với hiệu quả cao nhất và mức chi phí hợp lý nhất.
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!
Tham khảo thêm:
DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN, SOẠN THẢO DI CHÚC, KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀITHẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHÂP THỪA KẾGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤTTRANH CHẤP TÀI SẢN THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀITHỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THEO DI CHÚCTHỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬTCÁC TRƯỜNG HỢP THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬTLUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ HỘ GIA ĐÌNHTRANH CHẤP ĐẤT ĐAI LÀ GÌ?TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT