Các tranh chấp về thừa kế thường diễn ra khi các bên trong quan hệ thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật không thống nhất hoặc thỏa thuận được cách phân chia tài sản thừa kế. Tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài là một trong những dạng tranh chấp phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau.
1. Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì?
Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm:
- Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế là theo pháp luật nước ngoài.
- Tài sản thừa kế ở nước ngoài.
2. Tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Các tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài thường xoay quanh các vấn đề như xác định người thừa kế, hàng thừa kế, di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, người quản lý tài sản thừa kế. Để giải quyết các tranh chấp trên cần phải nắm vững những quy định của pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài, cụ thể như sau:
2.1 Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
Thừa kế theo pháp luật là những trường hợp người chết không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp, không để lại di chúc với một phần tài sản hoặc di chúc không hợp pháp một phần, việc thừa kế theo pháp luật phải "tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết" (khoản 1 Điều 680). Như vậy, việc xác định người thừa kế, hàng thừa kế, thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, người quản lý tài sản thừa kế được thực hiện theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
Quy định này đã mở ra nhiều khả năng áp dụng pháp luật Việt Nam trong trường hợp người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài (chưa nhập quốc tịch nước ngoài). Với kiều bào Vịêt Nam đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài thì việc Bộ luật Dân sự năm 2015 lựa chọn hệ thuộc luật quốc tịch trong quan hệ thừa kế theo pháp luật là cần thiết và phù hợp, tạo ra nhiều cơ hội pháp luật Việt nam được dẫn chiếu áp dụng.
2.2 Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Về vấn đề thừa kế đối với bất động sản, phù hợp với thông lệ quốc tế, khoản 2 Điều 680 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản.
Cần lưu ý rằng, quyền thừa kế gồm quyền để lại di sản thừa kế và quyền nhận thừa kế. Trong trường hợp di sản thừa kế là bất động sản thì việc người có quyền nhận thừa kế có được nhận hay không còn phụ thuộc vào pháp luật nước nơi có bất động sản. Pháp luật Việt Nam cho phép Việt kiều được mua nhà tại Việt Nam, sau khi họ chết, những người thừa kế nếu là người Việt Nam sinh sống tại Việt Nam, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam sẽ được quyền sở hữu, đứng tên trong giấy chứng nhận nhưng nếu không phải là đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam sẽ chỉ nhận giá trị của ngôi nhà đó (có quyền định đoạt, chuyển nhượng, có quyền bán để hưởng giá trị tài sản).
2.3. Di sản không có người thừa kế
Bộ luật Dân sự năm 2015 còn đưa ra nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp thừa kế theo pháp luật mà di sản không có người thừa kế. Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2015 phân biệt hai trường hợp: đối với bất động sản thì thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản; đối với động sản thì thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch. Đây cũng là cách giải quyết trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà chúng ta đã ký với các nước. Vậy di sản không có người thừa kế có thể thuộc về Nhà nước Việt Nam (nếu người để lại động sản là công dân Việt Nam hoặc di sản là bất động sản ở Việt Nam)
3. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài
Ðiều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau:
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là ba mươi (30) năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba (03) năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, sau thời hạn 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết), người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác; và sau thời hạn là 03 năm, cá nhân, tổ chức không còn quyền khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.
4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
Tranh chấp về thừa kế là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng Dân sự. Cụ thể, tại Điều 39 quy định những tranh chấp về thừa kế mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp Tỉnh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đối với một số trường hợp để tăng cường thẩm quyền cho một số Tòa án cấp huyện thì UBTVQH đã ban hành 02 Nghị Quyết gồm Nghị Quyết 1036/2006/NQ-UBTVQH11 và 781/2009/NQ-UBTVQH12 quy định Tòa án nhân dân cấp huyện được quyền xét xử các vụ án có yếu tố nước ngoài.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!
Tham khảo thêm:
DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN, SOẠN THẢO DI CHÚC, KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀITHẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHÂP THỪA KẾGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤTTRANH CHẤP TÀI SẢN THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀITHỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THEO DI CHÚCTHỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬTCÁC TRƯỜNG HỢP THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬTLUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ HỘ GIA ĐÌNHTRANH CHẤP ĐẤT ĐAI LÀ GÌ?TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT