Việc lập di chúc tuy khá đơn giản và phổ biến nhưng vấn đề quan trọng nhất đó là nội dung di chúc và quá trình lập di chúc đó có tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật hay không? Có đảm bảo được tính hợp pháp của di chúc hay không? Thế nào được xem là di chúc hợp pháp? Khi nào di chúc sẽ có hiệu lực? Cách lập, viết và soạn thảo di chúc như thế nào? Đây là một trong những câu hỏi thường gặp của hiều khách hàng. Vì vậy, việc lập di chúc phải được Luật sư là người am hiểu pháp luật sâu sắc tư vấn và soạn thảo thì mới đảm bảo nội dung di chúc đúng, đủ đồng thời đảm bảo quá trình lập di chúc đúng quy định pháp luật.
I. Quy định của pháp luật về di chúc
1. Điều kiện để di chúc hợp pháp
Để di chúc hợp pháp thì phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 điều 630 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
“ Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”
2. Nội dung của di chúc:
Di chúc bằng văn bản phải thỏa mãn các nội dung quy định tại điều 631 BLDS 2015:
“Điều 631. Nội dung của di chúc
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.”.
3. Hồ sơ lập di chúc
Hồ sơ bao gồm:
- CMND, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có) của người lập di chúc;
- Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản của người lập di chúc: Bản sao GCNQSH, GCNQSD hoặc bản sao giấy tờ thay thế nếu di chúc có liên quan tới tài sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc QSD đất, sổ tiết kiệm, cà vạt xe,…
- Giấy khám sức khỏe (nếu người lập di chúc từ 60 tuổi trở lên).
Luật sư tư vấn, soạn thảo di chúc tại quận Thủ Đức
4. Thủ tục lập di chúc
Tthủ tục lập di chúc được thực hiện tại cơ quan công chứng hoặc UBND cấp xã theo quy định tại Điều 636 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 636. Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.”
II. Một số chú ý về việc lập di chúc hợp pháp:
1. Quy định về độ tuổi người lập di chúc
- Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
2. Hiệu lực pháp luật của di chúc
- Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
- Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
- Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
- Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
- Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
- Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.
3. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
- II. Dịch vụ luật sư tư vấn, soạn thảo, lập di chúc tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Chúng tôi cung cấp các vấn đề tư vấn pháp luật có liên quan đến thừa kế, di chúc cụ thể như sau:
1. Tư vấn pháp luật về thừa kế theo di chúc
- Tư vấn pháp luật về quyền thừa kế, người có quyền được lập di chúc, quyền bình đẳng về quyền thừa kế của cá nhân, người thừa kế;
- Tư vấn pháp luật về thời điểm mở thừa kế, địa điểm mở thừa kế;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến di sản thừa kế, những tài sản được xem là di sản thừa kế;
- Tư vấn quy định của pháp luật về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại;
- Tư vấn quy định của pháp luật liên quan đến người quản lý di sản, ai có quyền quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền và nghĩa vụ như thế nào;
- Tư vấn quy định của pháp luật về vấn đề từ chối nhận di sản; người không được quyền hưởng di sản; tài sản không có người nhận thừa kế;
- Tư vấn quy định của pháp luật về thời hiệu thừa kế để: yêu cầu nhận di sản thừa kế, từ chối nhận di sản thừa kế hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế, yêu cầu những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại;
- Tư vấn các quy định của pháp luật về việc thanh toán và phân chia di sản thừa kế: trình tự thủ tục về việc họp mặt những người thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, thứ tự ưu tiên thanh toán khi phân chia di sản thừa kế.
2. Tư vấn pháp luật về lập, viết và soạn thảo di chúc
- Tư vấn quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành về khái niệm "di chúc" là gì? Người được lập di chúc là ai? Những quyền của người lập di chúc mà pháp luật quy định;
- Tư vấn các quy định của pháp luật về hình thức của di chúc: bằng văn bản hoặc bằng miệng;
- Tư vấn và hướng dẫn cách lập, viết và soạn thảo di chúc bao gồm: Di chúc được lập bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc được lập bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc có chứng thực;
- Tư vấn quy định của pháp luật về các trường hợp có thể lập di chúc bằng miệng, giá trị pháp lý của di chúc miệng, hiệu lực của di chúc bằng miệng;
- Tư vấn các quy định của pháp luật về các nội dung chủ yếu bắt buộc phải có trong di chúc;
- Tư vấn các điều kiện theo quy định của pháp luật để di chúc được xem là hợp pháp;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến người làm chứng cho việc di chúc: ai được phép là người làm chứng, những trường hợp không được làm chứng cho việc lập di chúc;
- Tư vấn pháp luật về trình tự, thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng, tại văn phòng công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn; các chủ thể không được phép công chứng hoặc chứng thực di chúc;
- Tư vấn các quy định của pháp luật có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc;
- Tư vấn giải quyết những vướng mắc có liên quan đến việc gửi giữ di chúc, di chúc bị hư hỏng, thất lạc;
- Tư vấn quy định của pháp luật về những người hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc, kể cả trong nội dung di chúc không để phần di sản cho người này hoặc có để di sản nhưng ít hơn hai phần ba một suất thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật thì các cá nhân này vẫn được hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc: cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động;
- Tư vấn các quy định của pháp luật về việc di tặng (người lập di chúc tặng tài sản của mình cho người khác); di sản dùng vào việc thờ cúng;
- Tư vấn quy định của pháp luật về giải thích nội dung di chúc và trình tự, thủ tục công bố nội dung di chúc.
3. Tư vấn pháp luật về hiệu lực của di chúc
- Tư vấn cách xác định hiệu lực của di chúc;
- Tư vấn các quy định của pháp luật về hiệu lực của di chúc có hiệu lực kể từ khi nào; Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần;
- Tư vấn các trường hợp di chúc không có hiệu lực, cách thức xử lý khi di chúc không có hiệu lực;
- Tư vấn quy định của pháp luật về phương án xử lý khi một người để lại nhiều bản di chúc khác nhau.
4. Tư vấn pháp luật về thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Bước 1: Công bố nội dung di chúc.
Bước 2: Lập biên bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (nếu có) hoặc khai nhận di sản thừa kế.
Bước 3: Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ để nhận di sản thừa kế.
Bước 4: Đăng ký khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục sang tên đối với những tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
5. Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến di chúc
Công ty luật Nhân Hòa cung cấp dịch vụ luật sư để giải quyết các tranh chấp liên quan đến thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng. Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ từ phía khách hàng, đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ nghiên cứu các nội dung, thông tin mà khách hàng cung cấp, áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành để đưa ra các phương án tối ưu nhất để khách hàng lựa chọn - là cơ sở để giải quyết tranh chấp của khách hàng. Chúng tôi tin tưởng rằng, tất cả các vướng mắc pháp lý có liên quan đến di chúc, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể, chi tiết nhất cho quý khách hàng.
IV. Các cách thức liên hệ đến luật sư uy tín tư vấn pháp luật về di chúc
Để có thể kết nối đến luật sư uy tín, có chuyên môn cao trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt là giải quyết các vấn đề pháp lý có liên quan đến di chúc, quý khách hàng có thể lựa chọn một trong các cách thức sau:
Cách 1: Gọi điện thoại đến hotline 0915 270527 để yêu cầu cung cấp dịch vụ
Cách 2: Gửi yêu cầu bao gồm: Thông tin họ và tên của khách hàng, số điện thoại + Nội dung vụ việc + Yêu cầu sử dụng dịch vụ qua email:luatsunhanhoa@gmail.com
Cách 3: Đến trực tiếp trụ sở công ty, kèm theo hồ sơ, giấy tờ tùy than và các giấy tờ về quyền sở hữu để luật sư tư vấn và hỗ trợ chi tiết tại địa chỉ: 02 đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Quý khách có nhu câù tư vấn, soạn thảo, lập di chúc vui long liên hệ qua hotline: 0915270527 hoặc email: luatsunhanhoa@gmail.com.
Trân trọng!
Tham khảo thêm:
DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN, SOẠN THẢO DI CHÚC, KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀITHẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHÂP THỪA KẾGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤTTRANH CHẤP TÀI SẢN THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀITHỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THEO DI CHÚCTHỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬTCÁC TRƯỜNG HỢP THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬTLUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ HỘ GIA ĐÌNHTRANH CHẤP ĐẤT ĐAI LÀ GÌ?TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT