Khi các bên liên quan đến vấn đề chia tài sản thừa kế không thỏa thuận được với nhau về vấn đề chia tài sản thừa kế, dẫn đến khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế thì mức án phí phải đóng khi khởi kiện chia tài sản thừa kế là một vấn đề cũng được nhiều người hết sức quan tâm.
Vậy ai là người phải đóng tiền án phí, án phí chia tài sản thừa kế được quy định như thế nào?
Vấn đề này đã được quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017 như sau:
Khác với những vụ án thông thường, đối với vụ án chia di sản thừa kế thì án phí được xác định là mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia trong khối di sản thừa kế.
Cụ thể, khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định như sau:
“7. Đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch”
Cụ thể, mức án phí chia tài sản thừa kế được quy định cụ thể theo bảng sau:
a) Án phí dân sự sơ thẩm:
Vụ việc |
Án Phí |
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch |
300.000 đồng |
Từ 6.000.000 đồng trở xuống |
5% giá trị tài sản có tranh chấp |
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng |
20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng |
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng |
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
Từ trên 4.000.000.000 đồng |
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
b) Án phí khởi kiện chia thừa kế phúc thẩm: là 300.000 VNĐ
Ngoài ra, khoản 2 Điều 7 nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định như sau:
“Điều 7. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án
2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.”
Tóm lại, khi một người khởi kiện chia tài sản thừa kế, họ sẽ phải đóng 50% tiền tạm ứng án phí tương đương với phần giá trị tài sản mà người khởi kiện yêu cầu được chia. Sau đó, khi có bản án, quyết định của Tòa án, tùy vào phần tài sản thừa kế của mỗi người được chia là bao nhiêu mà người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải đóng án phí tương ứng với phần của họ được hưởng.
Ví dụ: Ông A, bà B có 3 người con là C, D, F. Ông A, bà B chết có để lại tài sản thừa kế trị giá 9 tỷ đồng. Ông C, bà D, ông F không thỏa thuận được về vấn đề chia tài sản thừa kế do ông C cho rằng phần tài sản thừa kế của mình được chia không dúng quy định pháp luật. Vì vậy, ông C khởi kiện yêu cầu chia tài sản thừa kế của ông A, bà B, yêu cầu Tòa án chia cho ông 50% tài sản thừa kế (tương đương với 6 tỷ đồng), còn chia cho bà D, ông F 50% phần tài sản còn lại, mỗi người một phần bằng nhau(tức là bà D, ông F mỗi người 25%).
Như vậy, theo quy định trên thì ông C phải đóng tiền tạm ứng án phí với số tiền cụ thể là:
Phần tài sản ông C đòi chia có giá trị tạm tính là 4,5 tỷ đồng, tức là nằm ở mức án phí có giá ngạch trên 4 tỷ đồng nên ông A phải đóng tiền tạm ứng án phí như sau:
112.000.000 + ((4.500.000.000 – 4.000.000.000) X 0.1%) = 112.500.000 VNĐ
Tiền tạm ứng án phí là 50% của 112.500.000 tức là: 112.500.000 x 50% = 56.250.000 VNĐ.
Sau đó, nếu bản án của Tòa án chia như sau: ông C: 40%, bà D: 30%, ông F: 30% thì số tiền án phí mỗi người sẽ đóng là:
Ông C: 72.000.000 + ( 2% x (3.600.000.000 – 2.000.000.000)) =104.000.000 VNĐ
(do ông C đã đóng tạm ứng án phí là 56.250.000 VNĐ nên ông C còn phải đóng thêm 47.750.000 VNĐ)
Bà E : 72.000.000 + ((2% x (2.700.000.000 – 2.000.000.000) = 86.000.000 VNĐ
Ông F: 72.000.000 + ((2% x (2.700.000.000 – 2.000.000.000) = 86.000.000 VNĐ
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!
Bài viết cùng chủ đề:
THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀITHỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀIGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀIKHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ HỘ GIA ĐÌNHTHẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤTLUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP TẠI TPHCMDỊCH VỤ LUẬT SƯ KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ