NHÀ ĐANG THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG CÓ THỂ LẬP DI CHÚC ĐƯỢC KHÔNG?

Có nhiều trường hợp khách hàng thắc mắc về việc nếu sổ hồng nhà đang thế chấp tại ngân hàng thì chủ sở hữu tài sản có được lập di chúc để định đoạt tài sản đó hay không, quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1.  Quy định của Bộ luật Dân sự về thế chấp:

Khái niệm thế chấp

Theo Điều 317 BLDS 2015, quy định về Thế chấp tài sản như sau:

1.  Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2.  Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Theo Điều 318 BLDS 2015 Tài sản thế chấp bao gồm:

  • · Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • · Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • · Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như  vậy, theo quy định tại khoản 1,2,3 Điều 318 BLDS 2015 thì tài sản thế chấp bao gồm động sản, bất động sản,…

2.    Nghĩa vụ của bên thế chấp

Theo Điều 320 BLDS 2015 bên thế chấp có một số nghĩa vụ như sau:

5.     Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

6.     Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

8.  Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

3. Tài sản đang thế chấp thì có được lập di chúc không?

Theo quy định tại khoản 8, Điều 320 Bộ luật dân sự năm 2015 thì bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp. Tuy nhiên, tại khoản 4, 5, Điều 321 pháp luật không cấm bên thế chấp lập di chúc, chỉ định người hưởng di sản là tài sản thế chấp, việc bên thế chấp lập di chúc không làm ảnh hưởng đến quyền của bên nhận thế chấp, bởi vì:

-       Nếu di sản đang là tài sản thế chấp vào thời điểm mở thừa kế, theo quy định tại khoản 1, Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác". Theo đó, người nhận thừa kế phải kế thừa nghĩa vụ của người để lại di sản, hoàn thành nghĩa vụ thế chấp.

-       Nếu tài sản thế chấp đã bị xử lý, tại khoản 3, Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: ‘Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.‘’.

-       Nếu bên thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ thế chấp trước thời điểm mở thừa kế, bên thế chấp được nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất, khôi phục đầy đủ các quyền đối với tài sản của mình và di chúc vẫn có giá trị pháp lý theo quy định pháp luật.

Như vậy, tài sản đang thế chấp tại ngân hàng thì chủ sở hữu tài sản vẫn có thể lập di chúc để lại tài sản cho người khác bình thường, không bị hạn chế.

Tuy nhiên, cần lưu ý, đối với trường hợp lập di chúc theo hình thức có công chứng thì người đang thế chấp phải nhờ bên nhận thế chấp đem giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản đến văn phòng công chứng hoặc phải có bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp thì mới có thể công chứng di chúc này được.

Trên đây là chia sẻ của luật sư về vấn đề có thể lập di chúc để lại tài sản đang thế chấp tại ngân hàng không. Hy vọng sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về vấn đề này.

Quý vị và các bạn cần tư vấn, soạn thảo di chúc, phân chia di sản thừa kế, khai nhận di sản thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

 


Bài viết xem thêm